Trong quá trình vận động dân chủ hóa đất nước, giới học sinh sinh viên và trí thức luôn là những người tiên phong và là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Một cuộc vận động như thế đã xảy ra tại Trung Hoa đại lục và đã thất bại do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Tuy thất bại nhưng sự kiện này đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, nghiên cứu quá trình diễn biến của cuộc vận động sẽ giúp chúng ta tránh được những rủi ro và thất bại trên con đường cách mạng. Vì vậy tôi mạo muội dịch tài liệu này từ Wikipedia với mong muốn cung cấp cho các bạn một tài liệu quý báu được tạo nên từ xương máu của những người sinh viên và trí thức đã ngã xuống vì tự do và dân chủ hóa đất nước.

Sự kiện Thiên An Môn 

Sự kiện Thiên An Môn, còn có tên là "Sự kiện 6-4"; "Bát cửu dân vận"; "Bát cửu học vận", "Tắm máu 6-4"; "Phong ba 6-4"; "Vận động dân chủ bát cửu"; "Bát cửu học triều"; "Tắm máu Thiên An Môn";... (六四殺), thường gọi tắt là "Lục tứ", chỉ thời gian xảy ra vụ đàn áp bằng xe tăng và quân đội của chính quyền Bắc Kinh ngày 4-6-1989. Về phái chính quyền Bắc Kinh thì cuộc vận động này được gọi là "Bạo loạn" hay "Bạo loạn phản cách mạng". Đây là sự kiện chính trị quy mô lớn xảy ra tại Trung Quốc đại lục từ ngày 15/4/1989 cho đến ngày 4/6/1989. Vào ngày này, sinh viên các trường đại học và dân chúng cùng xuống đường thị uy và đòi hỏi cải cách dân chủ. Tuy nhiên chính phủ và đoàn sinh viên đã không tìm được tiếng nói chung, vì thế cuối cùng chính phủ đã phải sử dụng tới quân đội đàn áp để giải tán cuộc vận động. Không có số liệu chính xác về con số thương vong, người ta ước đoán số người chết trong cuộc đàn áp này là từ vài trăm tới hơn một ngàn người. Trung tâm của sự kiện là quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, ngoài ra cuộc vận động này còn lan rộng tới Thượng Hải và rất nhiều thành thị khác trong cả nước. Những nhà bình luận chính trị cho rằng những đòi hỏi về cải cách dân chủ tại Trung Quốc đã thụt lùi sau sự kiện này. Thái độ của người dân Trung Quốc đối với sự kiện này là rất khác nhau và cho đến nay người dân Trung Quốc vẫn còn tranh luận nhiều về nó. 

Bối cảnh 

Ngày 9/9/1976 Mao Trạch Đông tạ thế, Trung Quốc bắt đầu giai đoạn tự do hóa đối với giới tri thức. Cuộc vận động "gải phóng tư tưởng" đã lan rộng không chỉ trong giới trí thức và dân chúng mà còn ảnh hưởng tới giới lãnh đạo Bắc Kinh. Vào những năm 80 của thế kỉ, cuộc chiến tranh lạnh giữa khối CSCN và TBCN đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Năm 1985 Gorbachev được bầu làm tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô và bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng tư duy, lấy chủ nghĩa nhân đạo làm hạt nhân, tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trong thành trì CNXH. Giới cầm quyền Bắc Kinh không chấp nhận những tư tưởng đổi mới này, cho rằng Gorbachev đã bị tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây làm biến chất. Tuy vậy tư duy đổi mới này đã được phổ biến rộng rãi trong xã hội Trung Quốc. Năm 1988, đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã công chiếu tác phẩm điện ảnh "Hà thương", một tác phẩm chính luận đã công khai kêu gọi cho một cái nhìn mới đối với văn minh phương Tây, do đó đã tạo nên một tiếng vang lớn trong phạm vi toàn quốc, và đã trở thành tiền đề tư tưởng cho cuộc vận động "lục tứ". 

Trong phạm vi thế giới, cuộc vận động này không chỉ có ý nghĩa đối với xã hội Trung Quốc, mà còn phản ánh ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận dân chúng trong khối các nước XHCN. Xảy ra cùng một ngày với cuộc vận động "Lục tứ" là sự kiện "Công đoàn đàon kết Ba Lan" giành thắng lợi qua bầu cử hợp hiến, đạp đổ chế độ XHCN. Sau đó chỉ chưa đầy một năm, liên bang Xô Viết cùng các chế độ cộng sản ở Đông Âu đã lần lượt sụp đổ. Tại các nước XHCN còn lại (Trừ VN, TQ, Cuba và Bắc Hàn), chỉ 5 năm sau đã diễn ra những cuộc chuyển giao quyền lực, thay đổi chế độ XHCN. 

Diễn biến sự kiện 

Nguyên nhân
 

Ngày 15/4, cựu tổng bí thư đảng CS Trung quốc Hồ Diệu Bang bệnh nặng qua đời, thọ 73 tuổi. Trung ương ĐCSTQ biêu thị tiếc thương và phong ông làm "Chiến sĩ suốt đời trung thành với lý tưởng cộng sản"; "Nhà cách mạng, nhà chính trị vĩ đại của giai cấp vô sản"; "Lãnh tụ chính trị kiệt xuất củ quân đội Trung Quốc"; "Nhà lãnh đạo trường kỳ trác việt của ĐCSTQ". Khởi nguyên của sự kiện là do giới học sinh sinh viên TQ tự phát buổi tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang. (Hồ Diệu Bang là người có tư tưởng cởi mở và bao dung đối với giới tri thức TQ do đó năm 1987 đã bị ép phải từ chứ tổng bí thư ĐCS). Buổi tưởng niệm rất nhanh đã chuyển thành cuộc vận động phản đối tham ô, tham nhũng và công khai bàn luận những vấn đề như dân chủ, tự do. Ngọn nguồn của sự kiện là từ bối cảnh kinh tế yếu kém, chính trị hà khắc, và ngoại giao thù địch của TQ. 

16/4; sinh viên các trường đại học Bắc Kinh và nhân sĩ thành phố đã tự phát cuộc tuần hành tới linh đường của gia đình Hồ Diệu Bang và vườn hoa ở "Đài kỷ niệm anh hùng nhân dân", cùng lúc đó giới sinh viên thành phố Thượng Hải cũng xuống đường tuần hành, biểu thị thương tiếc. 

Diễn biến chính 

Ngày 17/4, quy mô buổi kỷ niệm bắt đầu mở rộng, lấy quảng trường TAM làm trung tâm, giới học sinh sinh viên bắt đầu có những cuộc tuần hành tại quảng trường này. Buổi chiều cùng ngày, đội diễu hành thứ nhất do khoảng 500 sinh viên khoa Luật trường đại học Chính trị pháp luật Trung Quốc tiến hành từ cổng phía đông của Đại hội đường Nhân Dân. Cảnh sát đã huy động lực lượng nhằm giải tán khối diễu hành nhưng không thành công. Cuộc diễu hành đã kết thúc trong hòa bình vào lúc 6 giờ chiều. Phóng viên và nhân viên ngoại giao các nước đã có mặt để chụp ảnh và phỏng vấn nhiều thành viên trong khối. Buổi tối cùng ngày đã có hơn một ngàn người tụ tập tại quảng trường TAM và lúc này ngoài những sinh viên trường đại học Chính trị pháp luật Trung Quốc, còn có sinh viên các trường đại học khác cùng với quần chúng nhân dân. 

Mờ sáng ngày 18, khoảng 3000 sinh viên đại học Bắc Kinh tuần hành từ cổng trường tới quảng trường TAM. Trên đường đi, nhóm diễu hành này được hỗ trợ bởi sự tham gia của 1000 sinh viên đại học Thanh Hoa (ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa là hai trường ĐH lớn nhất Trung Quốc), ngoài ra còn có thêm 9 xe của đại sứ quán các nước cùng ký giả nước ngoài tham gia. Cho đến sáng sớm ngày 18, tất cả sinh viên tham gia cuộc vận động đã có mặt tại quảng trường TAM để biểu tình trong tư thế ngồi yên lặng,yêu cầu được gặp mặt các thành viên thường ủy, còn gửi một bức thình nguyện thư tới thường ủy Đảng, nêu lên 7 yêu cầu, gồm có: Đánh giá lại một cách đúng đắn công lao của ông Hồ Diệu Bang, tự do ngôn luận, công khai tài sản các thành viên của Đảng và Chính phủ, tự do di chuyển và cư trú, có chính sách đãi ngộ xứng đáng với giới tri thức,... 

8 giờ sáng, một thành viên Quốc vụ viện tiếp kiến đại biểu sinh viên Quách Hải Phong và Vương Đan. Hai người yêu cầu được gặp mặt các thường ủy. Yêu cầu này cho đến tận 5 giờ 30 chiều mới được đáp ứng. Trong thời gian này sinh viên vẫn tiếp tục ngồi yên lặng tại quảng trường, hơn thế càng lúc càng có nhiều sinh viên tới gia nhập. Khẩu hiệu của đoàn sinh viên là "Dân chủ vạn tuế", "Tự do vạn tuế". Đến 9 giờ tối, tại quảng trường đã có khoảng 20 nghìn người tụ tập. 

Và đây là một số tấm ảnh trong thread về sự kiện này: 


 
Xe bọc thép Giải Phóng Quân Trung Hoa và xác sinh viên (góc trái) trên quảng trường Thiên An Môn vào buổi tối định mệnh 

 
Sinh viên đưa bạn bị thương đi sơ tán 

 

 
Một sinh viên cầm chiếc nón sắt cướp được của lính PLA 

 
Một xe thiết giáp của PLA bị sinh viên đốt (hình như là T54) 

 
Còn đây hình như là một chiếc PT76 bị xơi gọn 1 chai xăng 

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 834x429 and weights 292KB.


Tăng trên quảng trường Thiên An Môn sau khi cuộc trị an thành công

 
Quân với dân như cá với nước: Ai mà nghĩ rằng chỉ vài tiếng đồng hồ sau, những người áo xanh lại nghiến xe tăng lên xác những người áo trắng..

Trong ảnh thấy Chai Ling dễ thương thế mà lãnh đạo đựo7c cả ngàn sinh viên hay thật  

 
Hòa hợp nhưng không hòa giải với đảng độc tài 

 
Anh nằm đó nhưng hồn anh vẫn mãi theo phong trào dân chủ
 

Máu đã đổ trên người Trung Hoa yêu nước 

 

các chiến sĩ trẻ đòi xóa bỏ chế độ độc tài 

 
người Trung Quốc luôn ngẩng cao đầu để xứng đáng là đại trượng phu 

 
Một người sinh viên trẻ bị bịt mồm
Tuyên bố và chế tài của những quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức trên thế giới. 



Tác phẩm điêu khắc được đặt tại thành phố Wroclaw, Balan. Thể hiện hình ảnh về một chiếc xe đạp bị phá hủy và một vết đạn xe tăng hằn trên đường, biểu trưng cho hình ảnh người dân BK bị quân đội đàn áp tại quảng trường TAM 

Sau sự kiện Lục tứ nhiều quốc gia Tây phương đã có những hình thức chế tài kinh tế đối với TQ. Từ năm 1989 trở đi mọi hợp tác quân sự với TQ đều bị đình chỉ. Đến năm 1990 một số quốc gia khôi phục lại tiếp xúc và giao lưu kinh tế với TQ. 

*Liên Hợp Quốc 

Ngày 5/6, người phát ngôn tổng thư ký lên hợp quốc phát biểu rằng: Do sự sử dụng vũ lực của BK đã dẫn đến tang thương mất mát cho dân chúng TQ, Tổng thư ký LHQ vô cùng đau xót trước tình cảnh này. TTKLHQ rất tôn trọng hiến chương LHQ, các quốc gia không nên can thiệp vào những sự kiện phát sinh trong nội bộ TQ, tuy nhiên ông hy vọng các quốc gia sẽ sử dụng chế tài ngoại giao với TQ. 

*Ngân hàng thế giới 

Ngày 12/6, người phát ngôn ngân hàng thế giới nói: "Ngân hàng thế giới hôm nay quyết định ngừng tất cả các khoản cho vay đ/v TQ". Ban giám đốc ngân hàng thế giới đã định ngày 30 sẽ thảo luận đề xuất của BK về yêu cầu vay 230 triệu đô la Mỹ, tuy nhiên vì tình thế trước mắt nên yêu cầu này bị đình chỉ vô thời hạn. 

*Hoa Kỳ 

Chiều 5/6, TT Mỹ Bush đưa ra chương trình hành động 5 điểm đối với TQ: 

1. Đình chỉ tất cả các hoạt động mua bán vũ khí và xuất khẩu những thương phẩm hữu quan. 
2. Đình chỉ tất cả các chuyến thăm của lãnh đạo quân sự tới TQ. 
3. Chấp thuận thỉnh cầu của du học sinh TQ kéo dài thời gian lưu trú tại Hoa Kỳ. 
4.Đề nghị được trợ giúp nhân đạo đ/v những nạn nhân của sự kiện thông qua hội chữ thập đỏ. 
5. Không ngừng hợp tác với phía TQ nghiên cứu quan hệ song phương và tìm tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực. 

Chiều hôm đó, tại nhà trắng TT Bush đã hội kiến với 4 lưu học sinh TQ trong 40 phút. Cùng lúc, Hạ Nghị Viện với 406 phiếu thuận, 0 phiếu chống, đã thông qua "Nghị quyết lên án hành động trấn áp của BK, ủng hộ chương trình hành động của TT Bush đình chỉ hợp tác quân sự với TQ". 

Ngày 6, Thượng nghị viện với 100 phiếu thuận, 5 phiếu chống, đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ thực thi biện pháp chế tài với TQ, bao gồm: 

1. Kêu gọi ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ và các công ty đầu tư hải ngoại rút các khoản đầu tư của mình tại TQ. 
2. Mạnh mẽ yêu cầu người có trách nhiệm khi giải quyết thủ tục cấp phép xuất khẩu hãy có những suy tư đúng đắn về cục diện trước mắt của TQ. 
3. Mạnh mẽ yêu cầu đài tiếng nói HK tăng thêm nhiều tiết mục bằng tiếng Hoa. 

Cùng ngày, Người phát ngôn tin tức Quốc vụ viện tuyên bố: Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho phép những công dân nước CHNDTH đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ được phép ở lại quá thời hạn ghi trên visa, tư cách không thay đổi. Đương thời có khoảng 45008 công dân TQ vì những lý do khác nhau đã ở lại Hoa Kỳ. 

Ngày 7, do quân đội giới nghiêm TQ tấn công nhân viên ngoại giao, đại sứ quán Hoa Kỳ ra lệnh cho toàn bộ nhân viên ngoại giao cùng gia đình lập tức di tản. Kết quả có 125 người rời khỏi TQ. Ngày 8, Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Beck nói: "Đang diễn ra đấu tranh quyền lực tại TQ, cục diện trước mắt khó nhận định, không thể biết sắp tới ai sẽ lên nắm quyền tại TQ", và "Kêu gọi tất cả những công dân Hoa Kỳ đang có mặt tại TQ nhanh chóng xuất cảnh". Cùng ngày, thị trưởng New York (Theo phiên âm chữ Hán là Quách Đức Hoa) tuyên bố từ bỏ quan hệ kết nghĩa giữa thành phố này với BK, và kiến nghị ủy ban thị chính đặt tên cho đoạn giao nhau giữa đường số 42 và đại lộ 12 là "Quảng trường Thiên An Môn" Ngày 20, phát ngôn nhân nhà trắng tuyên bố, sẽ yêu cầu các tổ chức tài chính quốc tế xem xét lại khả năng cấp cho TQ các khoản vay, để phản đối việc BK tiếp tục sử dụng vũ lực trấn áp những người bất đồng chính kiến, đồng thời vận động các quốc gia phương Tây ngừng cho TQ vay. 

*Liên Xô 

Ngày 6/6, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua "Tuyên bố liên quan đến sự kiện TQ" nói: "Dù tình hình khi đó có nghiêm trọng đến đâu đi nữa, cũng phải kiên nhẫn tìm kiếm giải pháp chính trị sao cho giữ vững được đoàn kết trong nhân dân", "Sự kiện phát sinh tại TQ là nội vụ của TQ, áp lực từ bất cứ quốc gia nào cũng là điều không hợp lý. Cách gây áp lực này chỉ đem lại chia rẽ và không thể mang lại sự ổn định cho cục diện trước mắt", "Chúng tôi hy vọng nhân dân TQ anh em có thể nhanh chóng lật qua một bên trang sử đau buồn này". Ngày 9, người phát ngôn chính phủ Liên Xô nói: "Chúng tôi không ngờ xảy ra sự kiện này, cảm giác của chúng tôi là vô cùng kinh ngạc". "Tháng trước các cán bộ đi dự cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên trong 3 năm cũng đã biết đến hoạt động phản đối của S/v, nhưng do tôn trọng lễ nghi, nên chúng tôi đã không tập trung vào yêu cầu vận động dân chủ", "Từ cuối tuần trước do tại BK phát sinh sự kiện bạo lực nên đường điện thoại liên thông bị gián đoạn". Ngày 15, Gorbachev đã phát biểu cách nhìn của mình: "Tất cả chúng tôi đều cảm thấy vô cùng bất an trước tình hình TQ, chúng tôi cảm thấy lo lắng trước khả năng đổ vỡ của tiến trình cải cách tại TQ", "Sự kiện này làm tổn hại đến cục diện của tất cả các tiến trình lành mạnh hóa thế giới". 

*Liên minh châu Âu 

Ngày 5/6, ủy ban liên minh châu Âu phát biểu tuyên bố: "Biểu thị thương tiếc những người dân BK thương vong do bị trấn áp", "Nếu chính phủ TQ đã ngừng theo đuổi những chính sách giúp TQ có thể đi lên con đường cải cách tự do hóa, thì liên minh châu Âu lo ngại tính bền vững của sự hợp tác với TQ có khả năng bị phá vỡ. LMCÂ quyết định hủy bỏ hội nghị cấp cao ủy ban hợp tác giữa TQ và LMCÂ với bộ trưởng bộ kinh tế TQ Trịnh Thác Bân". Ngày 6, 12 nước thành viên LMCÂ ra công báo "mạnh mẽ lên án biện pháp sử dụng vũ lực trấn áp của chính phủ TQ với những người biểu tình hòa bình, khiến cho nhiều người tử vong", "Vô cùng kinh ngạc trước sự kiện đau thương diễn ra tại TQ", còn chỉ ra rằng "Bạo động nghiêm trọng vẫn còn tiếp tục". Kêu gọi "Chính phủ TQ đình chỉ sử dụng vũ lực đối với những người dân không có vũ khí, lập tức tìm kiếm biện pháp hòa bình giúp giải quyết xung đột", tuyên bố: "Hủy bỏ các cuộc hội kiến đồng cấp giữa các bộ trưởng, đình chỉ quan hệ mậu dịch giữa LMCÂ và TQ". 

Ngày 27, Hội nghị bộ trưởng LMCÂ lần thứ 41 đã quyết định thông qua chế tài Trung Quốc mang tên "Tuyên bố liên quan đến TQ", bao gồm: 

1. Đặt ra vấn đề nhân quyền của TQ trong các tổ chức quốc tế thích hợp, yêu cầu cho phép nhân viên quan sát độc lập tham gia quá trình tài phán và thăm hỏi phạm nhân. 
2. Đình chỉ việc hợp tác quân sự và mua bán vũ khí của các nước thành viên đ/v TQ. 
3. Đình chỉ các cuộc tiếp xúc cấp cao và cấp bộ trưởng. 
4. Trì hoãn những kế hoạch hợp tác giữa các quốc gia thành viên với TQ. 
5. Những kế hoạch hợp tác về văn hóa, KHKT cũng phải hạn chế ở mức độ những hành động có ý nghĩa cho tình huống trước mắt. 
6. Các nước thành viên kéo dài thời hạn lưu trú của lưu học sinh TQ. 
7. Trì hoãn việc nghiên cứu các yêu cầu về các khoản cho vay giữa TQ với LMCÂ và giữa TQ với ngân hàng thế giới. 

*Vương quốc Anh 

Ngày 5, Bộ trưởng ngoại giao vương quốc Anh triệu kiến đại diện lâm thời chính phủ TQ tại Anh Tống Minh Giang, bày tỏ "Bị chấn kinh bởi sự kiện đổ máu tại BK" và quyết định, "Hủy bỏ chuyến thăm Anh quốc của bộ trưởng tư pháp TQ Thái Thành", "Hủy bỏ chuyến thăm TQ của bộ trưởng nông nghiệp Anh John Mikeleik", đình chỉ việc xuất bản tại Âu châu tờ báo tiếng Hoa "Trung Quốc nhật báo", ngày 6, phu nhân thủ tướng Anh phát biểu tại hạ nghị viện "Cuộc tắm máu này biểu minh rằng chủ nghĩa cộng sản luôn luôn sẵn sàng dùng vũ lực áp đặt ý chí của mình lên những con người tay không tấc sắt", "Mỗi quốc gia dù với tư cách độc lập hay liên minh đều phải nghiên cứu làm thế nào để biểu hiện điều này với phía TQ thông qua các hành động thực tế, hiển nhiên là vương quốc Anh không thể tiếp tục những chuyến thăm bình thường với nhà đương cục TQ". "Trước mắt khó có thể tiếp tục cùng TQ thảo luận vấn đề Hồng Công". 

*Pháp 

Pháp tuyên bố đình chỉ quan hệ ngoại giao với TQ trên tất cả phương diện, đình chỉ mọi cuộc tiếp xúc với TQ. Nước Pháp giảm đến mức tối đa số nhân viên ngoại giao tại TQ. 

*Tây Đức 

Ngày 6 tổng thống tây Đức tuyên bố: "Liên quan đến việc BK sử dụng vũ lực thảm sát dân thường, chúng tôi bày tỏ sự thương tiếc những nạn nhân của thảm kịch này, hy vọng BK có thể nhanh chóng tìm kiếm biện pháp nhân đạo giải quyết vấn đề này". Tây Đức đình chỉ mọi quan hệ cấp cao với chính phủ TQ, hủy bỏ hội nghị vào mùa thu của ủy ban kinh tế Tây Đức với TQ. 

*Đông Đức 

Ngày 6, chủ tịch đông Đức Erich Honecker tuyên bố: "Dùng vũ lực trấn áp bọn phản cách mạng là đúng rồi!" 

*Nhật Bản 

Ngày 5, Thủ tướng Nhật Uno Sousuke nói "Tôi bảy tỏ đau buồn trước những thương vong to lớn do hành vi sử dụng vũ lực trấn áp tại quảng trường TAM, hy vọng cục diện có thể an bình trở lại". Cùng ngày, đảng xã hội, đảng công dân, đảng dân xã đều có phát biểu tuyên bố lên án. Từ ngày 6 trở đi, nhân viên các ngân hàng Tam Hòa (Sanwa), ngân hàng Đại hòa , ngân hàng Sumitomo, Công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật, công ty điện khí Matsushita, công ty bách hóa Tây Vũ, công ty Tam Việt có trụ sở tại BK, Thượng Hải, Tây An được gọi về nước. Hôm đó có tất cả 1163 người Nhật hồi quốc. Ngày 6, hội trưởng hội liên hiệp ngân hàng Nhật Bản Cung Kỳ tuyên bố: "Ngân hàng Nhật Bản đã đóng băng các khoản cho vay theo nguyện vọng của phía TQ, lượng tiền là 14,5 tỉ USD" Ngày 7, thủ tướng Nhật bản nói trước hạ nghị viện: "Tại TQ hiện có 8300 người Nhật, hôm nay đã ra lệnh cho họ di tản", "Phải triệu kiến đại sứ TQ, chính thức truyền đạt kiến giải nghiêm khắc của chính phủ". Chiều cùng ngày, phó phòng ngoại vụ Murada đã cho triệu đại sứ TQ tại Nhật Dương Chấn Á, tuyên bố "Về mặt nhân đạo mà nói, việc chính phủ TQ để xảy ra bi kịch đổ máu là không thể chấp nhận được". Cùng ngày, quân đội giới nghiêm TQ đã tấn công làm 3 nhân viên sứ quán Nhật Bản bị thương, Đại sứ Nhật tại TQ Nakashima bày tỏ kháng nghị mạnh mẽ đối với TQ. Hôm đó có thêm 1774 người Nhật ra khỏi TQ, trưởng phòng thư ký chính phủ Nhật Shiokawa tuyên bố: "Để bảo đảm an toàn tính mạng cho những người Nhật tại TQ, chúng tôi khuyến cáo toàn bộ người Nhật tìm cách tị nạn", và biểu thị thực thi hai chính sách: Một là cung cấp thuốc men cứu trợ thông qua hội chữ thập đỏ, hai là kéo dài thời hạn cư trú tại Nhật của những lưu học sinh TQ. Ngày 8, hải quan Nhật tuyên bố thay đổi tình trạng của TQ từ "Quốc gia thông thường" thành "Quốc gia đặc biệt", theo đó hàng hóa từ Nhật phải được sự phê chuẩn đặc biệt mới có thể xuất cảnh sang TQ. Ngày 12, chính phủ Nhật cho đóng băng những khoản cho vay do nguyện vọng của phía Nhật, tổng cộng 5,7 tỉ USD. 

*Việt Nam 

Theo báo chí phương Tây, Hà Nội tỏ ra ủng hộ hành động của nhà cầm quyền TQ. Ngày 8, người phát ngôn bộ ngoại giao VN tuyên bố: "Đây là việc nội bộ của TQ, Vn lấy làm tiếc đã xảy ra sự kiện đổ máu này. Chúng tôi hy vọng tình hình TQ sớm ổn định trở lại. 

*Đài Loan (Trung hoa dân quốc) 

Tổng thống Lý Đăng Huy phát biểu tuyên bố "Để kháng nghị việc ĐCSTQ sử dụng vũ lực trấn áp cuộc vận động của người đại lục, chúng tôi kêu gọi tất cả những quốc gia nhân sĩ yêu tự do, tôn trọng nhân quyền trên thế giới cùng lên án hành động này". Bộ quốc phòng tuyên bố tình trạng chuẩn bị chiến tranh. Để ủng hộ đồng bào, phía Đài Loan tuyên bố thực thi sách lược 4 điểm, trong đó bao gồm: Phát hộ chiếu Đài Loan cho nhưng lưu học sinh và học giả đại lục mang hộ chiếu TQ tại nước ngoài, phụ cấp học phí và sinh hoạt phí cho những người này... 

*Hồng Công 

Ngày 5, 13 chi nhánh của tập đoàn Trung Ngân bị bao vây bởi một lượng khách hàng khổng lồ. Đây là đợt rút tiền lớn nhất trong lịch sử Trung Ngân, ngày hôm đó, khách hàng đã rút 5 tỉ đô la HK, khiến cho tập đoàn này lâm vào cảnh kiệt quệ. Đây là hành động thể hiện sự phản đối của người HK trước hành vi trấn áp bằng vũ lực của nhà cầm quyền TQ. 

*Macao 

Tổng đốc Ma Cao Văn Lễ Trị phát biểu thuyên bố: "Vào thời khắc này, chứng tôi cho rằng việc sử dụng vũ lực trấn áp những người tay không tấc sắt là không thể chấp nhận được". Ngày 5, người dân Macao đã xếp hàng trước 10 chi nhánh của ngân hàng Trung Hoa, rút ra một lượng tiền khoảng 330 triệu đô la Hồng Kông để thể hiện phản đối. 

Bài học rút ra cho Việt Nam 

Xin để trống phần này cho các bạn. 

--------------------------------------------Hết----------------------------------------- 
Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi thread này. 

Tài liệu tham khảo: 


 

Tấm hình Wang Weilin chận đoàn xe tank có một ý nghĩa thâm thúy vì đàng sau khung cảnh Biến Cố Thiên An Môn đã diễn ra một sự kiện khác: Vụ Ném Trứng Nhồi Mực vào ảnh Mao Trạch Đông được treo ở Quãng Trường do 3 người là Yu Dongyue, Yu Zhijian, và Lu Decheng.
Có lẽ ít người biết là có cả đoạn video clip phim dài 2 phút mô tả về sự dũng cảm của Wang Weilin tay không tấc sắt mà đã dám dũng cảm cản đầu cả 1 đòan xe tăng! Thậm chí anh leo lên cả xe tăng và sau đó bỏ đi mà chẳng ai làm gì! Trông người mà ngẫm đến mình!


This entry was posted on 10/29/2008 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?