Nếu như em là sắt 
Thì anh là Carbon 
Dẫu dài ngắn vuông tròn 
Vẫn sắt son trong một 

Nếu như em là cột 
Anh xin làm căn nhà 
Dù bão tố phong ba 
Vẫn ôm em, che chở 

Nếu như em là phở 
Thì anh là nước lèo 
Ðời có cuốn vèo vèo 
Ta bên nhau em nhỉ 

Nếu như em là chỉ 
Anh lại biến thành kim 
Dù kim có khó tìm 
Dù chỉ gầy dễ đứt…. 

Giả như em có sứt 
Thì anh cũng rốn lồi 
Lồi rốn với sứt môi 
Chúng ta đi cùng lối 

Giả như em sợ tối 
Anh sẽ là ngọn đèn 
Dù dầu đắt xăng lên 
Anh vẫn luôn toả sáng….. 

Còn nếu em là ván 
Anh sẽ xin làm đinh 
Ðóng một triệu chuyện tình 
Cũng không khi nào hết 

Nếu em làm biển biếc 
Anh làm sóng bạc đầu 
Dù tận dưới lòng sâu 
Cũng ngoi lên mặt biển 



Nếu như em định tiến 
Anh cũng không chịu lùi 
Cả hai chẳng chịu lui 
Thì ôm nhau chịu trận 

Nếu tình là số phận 
Anh sẽ năng lên chùa 
Cầu khấn rõ là to 
Mong lấy em là vợ 

Nếu em là chủ nợ 
Anh một kẻ thiếu tiền 
Khe khẽ đến bên em 
Rồi cuỗm tiền chạy mất 

Hóa thân là hành khất 
Anh gõ cửa nhà em 
Trong lúc trời nhá nhem 
Xin nụ hôn tình ái 



Nếu như em củ chuối 
Anh sẽ làm Chí Phèo 
Chí và Nở gặp nhau 
Hỏi sao không có cháo 

Nếu như em là gáo 
Anh sẽ xin làm que 
Chọc một lỗ vào khe 
Khối người dùng múc nước 

Nếu có một điều ước 
Anh ước đến bên em 
“Hôn thật khẽ thật êm 
Hôn êm đềm mãi mãi” 

Giả như em làm Vãi 
Anh cạo đầu làm sư 
Tu ở đền ông Từ 
Vẫn vô tư mà sống 



Nếu như em làm trống 
Anh xin làm cái dùi 
Trống với dùi quen mui 
Lùi dần vào chỗ vắng 

Giả như không còn nắng 
Em sợ bầu trời đêm 
Anh gọi mặt trời lên 
Ðón bình minh rực rỡ 

Có một khi nào đó 
Muốn trở về tuổi thơ 
Anh sẽ làm cây dừa 
Tỏa bóng mềm em mát 

Nếu vô tình chợt khát 
Anh dòng suối mát trong 
Dâng vị ngọt vô ngần 
Ðể em… tu ừng ực 


Giả như em ngủ gật 
Anh sẽ đến bên mình 
Xoa nhè nhẹ con tim 
Vì trên tim… là ngực 

Giả như em có bực 
Anh lại cười hề hề 
Thế thì ảnh hưởng giề 
Anh chứ ai đâu nhỉ? 

Em mắng anh: “Ðồ khỉ” 
Rồi nhoẻn miệng cười khì 
“Lần sau có làm gì 
Tránh người ta nhìn thấy ….” 

Giả như em là giấy 
Anh biến thành bút chì 
Chúng bạn có nói gì 
Chì vẫn đi trên giấy 

Nếu mà em có chấy 
Anh thành dầu gội đầu 
Chui vào mớ tóc nâu 
Ở lâu lâu trong đó 



Nếu như em ngại gió 
Anh nguyện làm bức tường 
Ðứng chắn giữa giáo đường 
Cho em tôi cầu nguyện 

Giả như em lắm chuyện 
Nói ra rả cả ngày 
Anh cãi cối cãi chày 
Nói gì mà lắm thế 

Giả như em mà ế 
Anh cũng thành trai già 
Gái ế với trai già 
Cùng một nhà vẫn tốt 

Không may mà em dốt 
Anh nguyện làm ông thầy 
Cũng chẳng chóng thì chầy 
Thầy biến thành “thầy nó” 

Giả như em sợ chó 
Anh nguyện làm cây riềng 
Chó mà gặp phải riềng 
Thành thịt chó rựa mận 

Giả như em có cận 
Thì anh cũng mắt lồi 
Hễ gặp nhau trên đồi 
Ta đồng thời bỏ kính… 




Nếu em học tài chính 
Anh sẽ học ngân hàng 
Nhà chúng mình màu vàng 
Hai nhóc…thêm nhóc nữa 

Khi mà em có ..ửa 
Là anh sẽ ở nhà 
Luôn ở bên em mà 
Dù bạn bè có … nhậu 

Qủa từ hoa mà đậu 
Con chúng mình từ em 
Anh cũng chỉ góp thêm 
Cho gia đình hạnh phúc 

Khi nào anh lên chức 
Sẽ mua đất xây nhà 
Trồng trước cửa vườn hoa 
Phía sau là bãi tắm 

Nếu người em toàn nấm 
Anh lấy nước biển về 
Em tắm thỏa tắm thê 
Cho đến khi hết bệnh 

Trời hóa em là mận 
Anh nguyện làm cây đào 
Mọc ở cạnh cầu ao 
Nơi chúng mình thề nguyện 

Nếu đêm nào mất điện 
Anh ngồi quạt cho em 
Sau mỗi tối êm đềm 
Tình nồng càng thắm đượm 

Chuyện thường ngày ở huyện 
Là lúc mình gần nhau 
Hễ ngồi cạnh em lâu 
Anh lại mơ cô khác 




Nếu như em yêu nhạc 
Anh xin làm cái đài 
Ðể lúc em nằm dài 
Luôn có anh bên cạnh 

Dù bao giờ cô quạnh 
Anh cũng gần bên em 
Như ngọn bấc với đèn 
Hòa trong nhau bừng sáng 

Khi mà em đến …tháng 
Là lúc anh phải chiều 
May mà chẳng có nhiều 
Tháng vài ba ngày lẻ 

Bây giờ anh còn trẻ 
Nếu mà anh có tiền 
Anh mua một con thuyền 
Cùng em đi khắp chốn 

Chúng mình còn thiếu thốn 
Chúng mình chẳng phải giầu 
Nhưng mà có sao đâu 
Em vẫn là tất cả 

Anh là con trai cả 
Em: dâu lớn trong nhà 
Cùng phụng dưỡng mẹ cha 
Vẫn thuận hoà sớm tối 

Giả như em lạc lối 
Anh tới đón em về 
Vì chúng mình cùng quê 
Có chi đâu mà lạ 




Em thương anh vất vả 
Anh nhớ em thật nhiều 
Cũng chẳng còn bao nhiêu 
Thời gian ta khó nhọc 

Bỗng khi nào em khóc 
Là những phút nhớ anh 
Giọt nước mắt long lanh 
Chảy trên hai gò má 

Anh thương em anh quá 
Người con gái chung tình 
Những lúc ở một mình 
Anh nhớ em từng phút 

Nếu em là cây bút 
Anh là giọt mực xanh 
Mực bút vẫn song hành 
Cùng em, anh tới lớp… 

Nếu em là tia chớp 
Anh như con thuyền kia 
Lặng trôi dưới sao khuya 
Tìm bến bờ em đậu 




Nếu ai bảo em xấu 
Ðập phù mỏ cho anh 
Em là em của anh 
Với anh em vẫn đẹp 

Khi mà em hết đẹp 
Thì anh cũng đã già 
Hạnh phúc của hai ta 
Là trái tim nồng cháy 

Nếu em là xe máy 
Anh sẽ là con đường 
Trải đi khắp muôn phương 
Cho em đi không ngại…… 

Giả như không bằng lái 
Anh: cảnh sát giao thông 
Em có gặp dân phòng 
Hễ cần là anh đến 

Giả như em là hến 
Anh biến thành con “trai” 
Ðể có khi ngày mai 
Ðem bỏ vào nồi luộc 

Nếu em không biết được 
Cuộc đời trôi về đâu 
Xin em hãy mau mau 
Ta định ngày hôn lễ 

Ðể một thời tuổi trẻ 
Anh có em bên mình 
Trọn vẹn cả nghĩa tình 
Cho đến ngày ly dị 

Thấy cuộc đời vô vị 
Em lại tìm đến anh 
Viết tiếp câu chuyện tình 
Của Chí Phèo Thị Nở 

Hoặc em là người ở 
Anh sẽ bỏ vợ liền 
Tối tối đến phòng em 
Biến em thành bà chủ 




Những lúc em buồn ngủ 
Anh nguyện làm gối đầu 
Ðể em ngủ thật sâu 
Anh ngắm nhìn thoả thích 

Em là con chim chích 
Anh sẽ là chim ri 
Dù chẳng hót được gì 
Cũng bên nhau sớm tối 

Nếu em hay nói dối 
Anh nói dóc như thần 
Hai chúng mình thành thân 
Rủ nhau lừa thiên hạ 

Em mà là con quạ 
Anh hoá chú diều hâu 
Dù xấu đẹp đến đâu 
Cũng nghĩa tình chồng vợ 

Chuyện bây giờ mới kể 
Chắc chắn sẽ còn dài 
Nếu còn có ngày mai 
Anh cùng em viết tiếp… 

Tỏ tình hay wé đi thui!



Thử Trí Thông Minh Của Bạn
1) Ngày 20 tháng 11 là ngày kỷ niệm nhà giáo Việt Nam. Nước Mỹ có ngày 20 tháng 11 hay không?

Không
2) Trong 1 năm, tháng thì có ngày 31, tháng thì có ngày 30, vậy có bao nhiêu tháng có ngày 28?
1
2
7
12
3) Trung bình một người có bao nhiêu ngày sinh nhật?
1
Ít nhất là 1
2
Nhiều hơn 2
4) Điền vào chổ trống con số tiếp theo của dẫy số sau đây:
1, 2, 3, 5, 8, , ....
5) Có tất cả 4 trái xoài trên bàn, bạn lấy đi 3, hiện giờ bạn có bao nhiêu quả xoài?
1
2
3
4
6) Hai chiếc xe đò (xe buýt) đụng nhau ở biên giới Việt-Hoa. Hành khách trên cả 2 xe đều là khách du lịch từ khắp năm châu như (Mỹ, Á, Âu, Úc, Phi). Sau tại nạn, những người thoát nạn nên được chôn ở nước nào?
Việt Nam
Trung Quốc
Người của nước nào thì chôn ở nước đó
Không nên chôn ở nước nào hết
7) Điều nầy có hợp lý hay không nếu 1 người đàn ông ở Sài Gòn cưới cô em gái của bà vợ quả phụ của ông ta
Hợp lý
Không hợp lý


Các nhà sản xuất ô tô luôn có xu hướng tìm nguồn cảm hứng trong quá khứ để cho ra đời những thiết kế của tương lai. Hãy điểm lại những mẫu xe đã làm nên bộ mặt ngành ô tô trong 25 năm qua và sẽ là điểm tựa thiết kế cho tương lai.
Mazda Miata

Năm ra mắt: 1989

Thiết kế: Tom Matano

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Mazda Miata đã làm hồi sinh thị trường xe mui trần từng là niềm say mê của một loạt thương hiệu Anh quốc như MG, Triumph, Lotus, và Austin-Healey trong thập niên 60. Phân khúc thị trường này vẫn “nóng” cho đến tận ngày nay.

Lotus Elise

Năm ra mắt: 1996

Thiết kế: Julian Thomson

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Nhắm vào những người đam mê tốc độ thuần khiết, Lotus Elise có trọng lượng nhẹ nhất có thể để đảm bảo tốc độ cao. Thân xe làm bằng vật liệu sợi thủy tinh cùng với kết cấu khung vững chắc khiến xe của Lotus nhẹ và nhanh hơn nhiều mẫu xe thể thao khác.

ToyotaPrius

Năm ra mắt: 1997

Thiết kế: Katsuhiko Inatomi, Norio Oseki

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Honda Insight có thể là mẫu xe hybrid đầu tiên ở Bắc Mỹ, nhưng Toyota Prius mới là mẫu xe hybrid đầu tiên phổ biến và tạo cơn sốt trên thị trường. Thân xe được thiết kế theo hình dáng chiếc nêm, nhằm tăng tối đa tính khí động học và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Audi TT

Năm ra mắt: 1998

Thiết kế: J Mays, Freeman Thomas, Martin Smith

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Audi TT ra mắt đầu tiên dưới dạng coupe và sau đó là mui trần, ứng dụng kỹ thuật hàn laze mới, đem đến đặc điểm thiết kế không lộ mối hàn. Những đường cong táo bạo ở thân xe đã biến Audi TT trở thành một thiết kế kinh điển.

New Volkwagen Beetle

Năm ra mắt: 1998

Thiết kế: J Mays, Freeman Thomas

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Kế vị “con bọ” Beetle huyền thoại, mẫu New Volkwagen Beetle giữ nguyên đường nét thiết kế cổ điển của nguyên bản - dáng con bọ và đầu xe hình miệng cười, đồng thời bổ sung một số đường nét hiện đại. Điểm cải tiến lớn nhất ở xe Beetle thế hệ mới là động cơ được chuyển vị trí từ sau lên trước, giúp xe có tính năng vận hành và độ bám đường tốt hơn.

Pagani Zonda

Năm ra mắt: 1999

Thiết kế: Horacio Pagani

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Pagani Zonda có thể đạt vận tốc 100km/h trong chưa đến 4 giây và đạt tốc độ cực đại hơn 355km/h. Giá bán của mẫu xe này là 1,2 triệu USD. Ngoài tốc độ, điểm hấp dẫn của Zonda còn nằm ở hình thức lạ mắt như xe của Người dơi, với gương chiếu hậu được bố trí ở vị trí cao.

BMW Z8

Năm ra mắt: 2000

Thiết kế: Henrik Fisker

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Thiết kế của mẫu xe mui trần tính năng vận hành cao này, dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, lấy cảm hứng từ những chiếc xe BMW hai chỗ cổ điển từ thập niên 50 và đã đem đến cho nhà thiết kế Henrik Fisker danh tiếng quốc tế trong chớp mắt. Ngoài đường nét thiết kế thân xe thanh nhã, Z8 còn có một số đột phá về thiết kế nội thất, như các mặt đồng hồ tròn được bố trí ở chính giữa táp-lô.

MINI Cooper

Năm ra mắt: 2001

Thiết kế: Frank Stephenson

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Mẫu xe này đánh dấu sự trở lại ấn tượng của thương hiệu Mini trên thị trường dưới sự quản lý của tập đoàn BMW. Với tên gọi mới - MINI thay cho Mini, dòng xe nhỏ nhắn này giữ nguyên đường nét thiết kế cổ điển và những nét lạ như kiểu công tắc gạt điều khiển cửa sổ xe từ nguyên mẫu thiết kế của British Motor hồi thập niên 60.

Hummer H2

Năm ra mắt: 2002

Thiết kế: Wayne Cherry

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Hummer H2 đã trở thành minh chứng hùng hồn cho niềm say mê xe “khủng” và “uống xăng” của người Mỹ. Mẫu H2 nguyên bản lấy cảm hứng từ thiết kế của những chiếc xe Humvee quân đội hầm hố, với kiểu lưới tản nhiệt “hiên ngang”, kính chắn gió trước dựng đứng và cửa sổ hộp.

Bentley Continental GT

Năm ra mắt: 2003

Thiết kế: Dirk van Braeckel

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Mẫu Continental GT đặc biệt gây ấn tượng bởi tính năng vận hành cũng như thiết kế có khả năng thu hút mọi ánh nhìn ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện.

Ford GT

Năm ra mắt: 2003

Thiết kế: Camilo Pardo, J Mays

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Được thiết kế để chuẩn bị cho sự kiện sinh nhật tuổi 100 của Ford, mẫu xe GT được xem như mẫu xe xuất sắc nhất của Ford trước khi công ty rơi vào giai đoạn tài chính khó khăn nhất trong lịch sử. Bị dừng sản xuất vào năm 2006, GT có thiết kế được xếp vào loại siêu xe cổ điển.

Lamborghini Gallardo

Năm ra mắt: 2003

Thiết kế: Luc Donckerwolke

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Lamborghini nổi tiếng với khả năng nâng cấp thiết kế xe. Những đường nét thiết kế táo bạo của Gallardo đã đem đến hơi thở thời đại cho những thiết kế của Lamborghini từ thập niên 70.

Không kể sang hèn, lớn nhỏ, đây là những mẫu xe đã góp phần định hình bộ mặt ngành công nghiệp ô tô thế giới trong 25 năm qua.

Mercedes-Benz SLR McLaren

Năm ra mắt: 2003

Thiết kế: Gordon Murray

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Được nhiều người cho là một trong những mẫu xe đẹp nhất mà Mercedes từng sản xuất, SLR là sản phẩm của dự án hợp tác giữa Mercedes và nhà chế tạo xe đua McLaren. Các chi tiết thiết kế nổi bật gồm mũi xe mô phỏng hình mũi tên, giống các xe đua Công thức 1 và bộ la-zăng trông như tua-bin gió.

Jaguar XJ

Thiết kế lại: năm 2003

Thiết kế: Ian Callum

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Được giới thiệu lần đầu tiên từ những năm 60, Jaguar XJ là ví dụ điển hình cho phong cách Anh quốc độc đáo của Jaguar. Bản thiết kế lại năm 2003 giữ nguyên hai đặc điểm thiết kế nổi bật nhất là biểu tượng chú báo đang chồm lên trên mũi xe và 4 đèn pha hình tròn.

Aston Martin DB9

Năm ra mắt: 2004

Thiết kế: Ian Callum, Henrik Fisker

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Là xe thể thao tính năng vận hành cao, Aston Martin DB9 có điểm nhấn là thiết kế cửa sổ sau thoải dốc và đuôi xe ốp bạc. Đây là một trong số ít xe có hình thức hoàn mỹ khi nhìn từ cả trước và sau.

Maserati Quattroporte

Năm ra mắt trở lại: 2004

Thiết kế: Pininfarina

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Với kiểu lưới tản nhiệt hình ôvan có biểu tượng cây đinh ba của hãng nằm chính giữa, mui xe thoải dài và các lỗ hút gió tròn bên hông xe, Maserati Quattroporte kiến tạo một phân khúc thị trường siêu xe 4 cửa mới.

BMW 3 Series

Thiết kế lại: năm 2005

Thiết kế: Chris Bangle

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Dòng 3 Series của BMW ra mắt lần đầu tiên vào giữa thập niên 70 và được thiết kế lại vào năm 2005. Mặc dù có thiết kế thân xe hoàn toàn mới, nhưng dòng 3-Series hiện nay giữ nguyên thiết kế lưới tản nhiệt hình quả thận nổi tiếng của BMW, chỗ uốn cong về phía trước ở cột C.

Bugatti Veyron

Năm ra mắt: 2005

Thiết kế: Hartmut Warkuss

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Từng nhiều năm liền giữ danh hiệu xe nhanh nhất và đắt nhất thế giới, Bugatti Veyron là một hiện thân của sự xa xỉ thái quá. Chiếc xe có tốc độ cực đại trên 400km/h, thiết kế thân xe “bóng mượt”, và sử dụng kiểu cánh gió sau thò thụt.

Chrysler 300

Năm ra mắt trở lại: 2005

Thiết kế: Ralph Gilles, Freeman Thomas

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Đây được xem như “quả ngọt” duy nhất trong mối lương duyên ngắn ngủi giữa Chrysler và Daimler, và là thiết kế thành công nhất của Chrysler trong nhiều năm trở lại đây. Điểm đáng chú ý nhất của mẫu sedan này là lưới tản nhiệt trước cỡ lớn, cụm đèn pha dựng đứng và hông xe cao.

Ford Mustang

Thiết kế lại: năm 2005

Thiết kế: Sid Ramnarace, Hau Thai-Tang

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Các nhà thiết kế đã tái sinh mẫu xe thể thao cổ điển nổi tiếng của Ford vào năm 2005, giữ nguyên tên gọi đã trở thành biểu tượng xe hơi Mỹ - Mustang. Thiết kế xe là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hoài cổ với các yếu tố hiện đại.

Porsche 911

Thiết kế lại: năm 2005

Thiết kế: Ferdinand “Butzi” Porsche, Erwin Komenda

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Được nhiều tín đồ xe hơi xem như mẫu xe thể thao thuần khiết nhất, Porsche 911 trở thành cái tên danh giá kể từ khi ra mắt vào thập niên 60. Do đó, bất cứ thay đổi nào về thiết kế xe đều được Porsche cân nhắc rất kỹ lưỡng để không làm hỏng một biểu tượng. Trên thực tế, hình thức tổng thể xe không có nhiều thay đổi qua năm tháng.

Ferrari 599 GTB Fiorano

Năm ra mắt: 2006

Thiết kế: Pininfarina, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc thiết kế Ferrari Frank Stephenson

Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Đây là mẫu xe thể thao mạnh mẽ nhất của Ferrari, gợi nhắc thiết kế xe GTO của nhà sản xuất ô tô Ý trong những năm 60, với kiểu lưới tải nhiệt kéo dài theo chiều ngang và điểm nhấn cho mũi xe là hai dải đèn pha mảnh dẻ. Mẫu xe này được đặt theo tên đường đua Fiorano của công ty ở Ý.

Jeep Wrangler

Thiết kế lại: năm 2007


Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Thiết kế của Jeep Wrangler không khác mấy so với những chiếc jeep thời Thế chiến thứ II mà nhà sản xuất dựa vào đó để lấy cảm hứng. Bản thiết kế lại gần đây nhất giữ nguyên thiết kế lưới tản nhiệt thẳng đứng với các thanh sổ dọc, cùng hai đèn pha tròn hai bên.

Nissan GT-R

Năm ra mắt trở lại: 2007

Thiết kế: Shiro Nakamura


Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Nguồn cảm hứng thiết kế mẫu xe thể thao tính năng vận hành cao này đến từ Gundam, loạt phim hoạt hình Nhật Bản về những chú robot khổng lồ.

Tata Nano

Năm ra mắt: 2008

Thiết kế: Girish Wagh, Justin Norek, Pierre Castinel


Lý do mang ý nghĩa lịch sử: Không để lại dấu ấn về hình thức, Tata Nano có thành công lớn nhất là trở thành mẫu ô tô rẻ nhất thế giới tại thời điểm nó ra mắt. Mẫu xe này ra đời nhờ hàng loạt biện pháp cắt giảm chi phí, khiến nhiều ý kiến cho rằng nó khó lòng bán được tại các thị trường khác, như không có điều hòa, không đài, không vô-lăng trợ lực. Tuy nhiên, ngoài thị trường chính là Ấn Độ, Nano vẫn đang tự tin hướng tới các thị trường phương Tây trước sự dè chừng của không ít nhà sản xuất kỳ cựu.



Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.

Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.

Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: “Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!”.

Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.

Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quệ Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: “Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? “. Tôi cười: “Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả”. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: “Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.”

Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: “Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?”.

Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.

Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.

Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: “Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?”. Anh trợn mắt: “Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?”.

Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.

Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.

Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: “Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?” rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: “Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?”.

Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.

Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.

Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà. Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?

Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: “Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!”.

Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?

Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.

Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.

Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.

Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.

Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.

Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.

Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.

Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: “Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà”. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.

Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?

Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.

Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà…

Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu… Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.

Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!

Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.

Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.

Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.

Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.

Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn. Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.

Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: “Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây”. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy… “. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.

Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.

“Em có bầu rồi đấy à?”.

Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. “Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi”.

Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.

Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.

Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.

Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.

Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.

Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?

Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v… Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.

Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?

Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong

Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.

Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình…, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại…

Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.

Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa”. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là…

Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ… Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé. :hihihehe_heo2_03:

Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất…

Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:

Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời… Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh… Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé…

”Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mệ Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: “Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ… “.

Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt…



HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?