Vào quán bia có đến 98% là đàn ông. Mặc dù biết chắc điều gì sẽ “chờ đợi” mình khi trở về nhà, họ vẫn luôn là những tín đồ trung thành với nó.Hãy xem những điều gì lại “đưa đẩy” họ đến với thứ nước uống này nha.

Thể hiện sức mạnh

entry_bottle copy1.jpgNếu phụ nữ má phấn môi đào,quần là áo lượt để thể hiện tính nữ nhi thì với đàn ông, bia là một trong những “vũ khí” thể hiện bản tính nam nhi mạnh mẽ. Có chút men vào người, họ sẽ thấy sảng khoái hơn và điều quan trọng, họ cảm thấy mạnh mẽ hơn lúc bình thường.

Thoải mái tự nhiên

Bạn có nghĩ rằng giữa ngôi nhà của mình và quán bia có những điểm khác nhau không? Có chứ! Ở nhà bạn còn vô số thứ phải suy nghĩ, còn ra đến quán bia rồi, mọi phiền muộn của lúc trước có thể tạm vơi theo nhịp người đặt lên xuống của những cốc bia. Hơn thế bia còn là thứ giải khát tuyệt vời vào những ngày hè nóng bức.

Bia làm công việc trôi chảy

Đừng tưởng chúng tôi chỉ say xỉn và vô tích sự khi thả mình trong các quán bia.”50% lí do là công việc. Chúng tôi có thể bàn bạc một số công việc một cách thoải mái, thân tình và hiệu quả hơn.

Bia làm bạn bè dễ chia sẽ

Mọi thứ đều có thể được gác lại khi anh em bạn bè gặp nhau bên bàn nhậu, họ có thể hàn huyên đủ thứ chuyện, từ cổ chí kim, trên trời dưới biển hoặc cũng có thể là một bí mật nào đó mà chẳng sợ một cô bạn của vợ nghe thấy.

Bia không phân biệt đẳng cấp

Nếu ngày nào bạn cũng vào bar để gặp gỡ giao lưu hay giải phiền thì bạn sẽ vấp phải vấn đề tài chính. Nhưng nếu một buổi chiều, bạn có thể bỏ ra gần chục nghìn để uống vài cốc bia, nhâm nhi vài hạt lạc để có những phút giây thoải mái thì bạn không thể và không nên “trì hoãn cái sự sung sướng đó lại”. Và tất nhiên nếu bạn là aiđi chăng nữa thì bạn vẫn có thể tự tin bước vào quán bia.

Ngày nay, khi “văn hoá bàn nhậu” ngày càng trở nên phổ biến trong môi trường làm việc và “luật bất thành văn”,nó nghiễm nhiên được xem như một công cụ đắc lực, là nơi chốn không thể thiếu để bàn chuyện làm ăn và dường như mọi thứ sẽ trở nên “dễ dàng” hơn trên bàn nhậu. Phần lớn các Saganor của chúng ta đều là đàn ông, không biết các bạn có đồng cảm hay còn muốn chia sẻ gì thêm từ những ý kiến trên của tác giả không nhỉ?



Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.

(Ta gọi tiếng “trâu” để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng “trâu” không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng “bò” để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là “bò”. Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất).

Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ “có”, có lại bắt đầu từ “không”. Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.

Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người “không thiện”. Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu - Lão Tử

Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.

Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. “Không” có nghĩa là “không có gì” nhưng phải “có cái gì” thì mới có cái “không có”. Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới lúc thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách “vô vi” (taking no action), luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống bễ lò rèn; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự yên tĩnh.

Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị.

Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn - Lão Tử

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.

Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.

Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Người đắc đạo đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình ư?

Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.
Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.

Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn.
Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương thì mạnh.
Khiến cho dân không biết, không muốn, bọn thông minh, mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách “vô vi” thì mọi việc đều yên ổn.

Không học thì không phải lo. Đem cái hữu hạn xét cái vô hạn, há chẳng phải là ngốc lắm sao? Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng “hữu vi” càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng “vô vi” càng tăng.

Con người có ba vật báu mà tôi ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!

Vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực mềm, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.

Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.

Vật bén nhọn thì dễ gẫy. Giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén thì lại không bén lâu. Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân.

Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà cửa nhà mới dùng để ra vào được, nhờ có cửa sổ mà nhà không tối.
Vậy ta tưởng cái “hữu” [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái “vô” mới làm cho cái “hữu” có ích.

Vinh hay nhục thì lòng cũng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng rối loạn nữa ?!
Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.

Đứng một chân thì không thể đứng được lâu, giang chân ra thì không thể đi được, tự biểu hiện thì không bao giờ chói lọi, tự kể công thì không có công, tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường tồn. Thái độ đó được ví như thức ăn thừa, ung nhọt, người người đều ghét. Thiên bất dung gian.

Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì “có” và “không” sinh ra lẫn nhau, “dễ” và “khó” tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại.

Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Biết thế nào là đủ là người giàu; biết gắng sức là người có chí. Kẻ nào không rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.

Hồn nhiên vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý. Đứa trẻ mới sinh độc trùng không chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu không vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng không khản, như vậy là khí cực hòa.

Tuyệt thánh, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở nên hiếu hòa; dứt trí khôn, bỏ lợi lộc, không còn trộm giặc.

Ba cái đó (mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì chỉ là cái vẻ bên ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.

Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức - Lão Tử

Giọng kính trọng khác với giọng xem thường bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ thật rộng lớn, không thể nào hiểu hết được.

Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).

Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo.

Có câu: “Khiêm tốn là gốc của cao quý”. Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.

Có câu: “Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn”, há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.

Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.

Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.

Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.



Mẹ sinh chị ra trong một đêm giông bão cuối tháng Tư. Chị được sinh ra vào đúng ngày miền Nam giải phóng. Như có một sự ràng buộc tự nhiên nào đó, mẹ đặt tên chị là Hoài Nam.

Mẹ kể, ngày ra đời, chị không như bao đứa trẻ khác. Chị không hề khóc. Mãi đến khi bà mụ phát vào mông ba cái thì chị khóc ré lên. Tiếng khóc của chị hòa lẫn vào tiếng mưa gió và nụ cười hạnh phúc của mẹ.

aohaiday.com - Hoa hồng đỏ giờ đã đổi màu

Chị lớn lên trong tình yêu thương chăm sóc của mẹ. Chị không có cha. Lần đầu đến trường, lũ bạn bảo chị là “con hoang”, và chị khóc. Đó cũng là lần đầu tiên chị hỏi mẹ về cha của mình. Mẹ bảo, mẹ gặp ba vào những năm chiến tranh. Ba là một chiến sĩ trẻ, và mẹ là một nữ quân y xinh đẹp. Ba bỏ mẹ mà đi không một lời từ biệt. Mẹ đã tận tay chữa lành vết thương của ba. Nhưng ba đã để lại trong lòng mẹ một vết thương có lẽ không bao giờ lành.

- Ba của con là người xấu?

- Không con ạ.

- Ba bỏ mẹ, vậy ba là người xấu.

- Không có người cha nào xấu cả. Dù trong mắt tất cả mọi người, ba của con có xấu, thì trong mắt mẹ con ta, ba con vẫn là người tốt nhất.

- Vì sao vậy mẹ?

- Vì đó là ba của con, vì đó là người mà mẹ yêu thương. Vì chỉ có tình yêu mới đủ sức để tha thứ mọi lỗi lầm. Vì chúng ta là một gia đình, con ạ!

Nói rồi, mắt mẹ chợt nhìn về một nơi xa xăm vô định. Khóe mắt mẹ ươn ướt. Chị đưa bàn tay nhỏ bé của mình lau vội nước mắt cho mẹ. Chị thấy trong đáy mắt có một ngọn lửa thương yêu vẫn âm ỉ cháy và có cả niềm tin.

Đó là lần đầu, và cũng là cuối chị hỏi mẹ về ba của mình. Chị đủ lớn để hiểu rằng, người lớn luôn có những lí do riêng, và một đứa trẻ ngoan thì sẽ không bao giờ làm mẹ nó buồn. Ngày ngày chị vẫn đến trường, vẫn bị lũ bạn trêu là “không cha”. Nhưng chị tự nhủ rằng, sẽ không khóc vì lời trêu của chúng nó. Bởi chúng nó không phải là người lớn, nên không hiểu chuyện, bởi chị biết chúng nó không phải là những đứa trẻ ngoan, vì những đứa trẻ ngoan sẽ không đem nỗi đau của người khác để trêu đùa. Mẹ đã dạy chị như thế.

Chị dần trưởng thành theo năm tháng, theo tình yêu vô hạn mà mẹ dành cho chị. Chị lớn lên bởi những gánh hàng xôi mẹ đã bán, lớn lên theo tiếng máy may thâu đêm của mẹ. Chị biết, mẹ vất vả nhiều. Và chị chỉ biết học để không phụ lòng mẹ. Chị học mọi lúc có thể, học tất cả những gì chị cần phải học. Chị học từ sách vở, từ thầy cô, từ bè bạn, và hơn hết, chị học được những bài học quý giá nhất từ người mẹ của mình.

Mẹ dạy chị biết thế nào là chăm sóc đàn heo con mới sinh, là nâng niu, là âu yếm và vỗ về.

Mẹ dạy chị biết khâu lại chiếc áo bị sứt đường chỉ. Biết lắp bóng đèn điện, biết sửa cái quạt bị hỏng…

Mẹ dạy chị biết yêu thương mọi người, biết đứng dậy sau khó khăn, biết tự xoa dịu nỗi đau của mình. Mẹ truyền cho chị niềm tin vào cuộc sống, không lí do và không cần điều kiện.

Mẹ dạy chị luôn sống thật với lòng mình, sống vì những người chị yêu thương và yêu thương chị.

Bài học lớn nhất mà mẹ đã dạy cho chị… đó là “học làm người”.

Ngày chị nhận được giấy báo trúng tuyển đại học và được nhận học bổng du học, đó là lần thứ hai chị thấy mẹ khóc. Chị biết, mẹ tự hào vì chị. Chị biết đã không phụ lòng tin và mong mỏi mà mẹ dành cho mình. Chị không muốn đi, không muốn rời xa người thân duy nhất. Chị chưa ngày nào đền đáp được công ơn của mẹ, làm sao có thể bỏ mẹ một mình trong 5 năm dài đăng đẵng, làm sao…

Mẹ mong muốn chị đi, muốn chị học hỏi được nhiều điều hơn từ thế giới xung quanh, mẹ không muốn chị làm mẹ buồn.

- Con hãy đi để cho mẹ thấy sự mạnh mẽ và bản lĩnh, và ý thức tự lập của con. Trong mắt mẹ, con mãi là đứa con bé bỏng. Và một đứa bé ngoan, sẽ không làm cho mẹ nó buồn.

Chị khóc. Nhưng không phải vì buồn mà vì tấm lòng của người mẹ. Chị khóc vì không muốn làm mẹ buồn mà không muốn bỏ lại mẹ một mình. Chị khóc, vì chị không còn lựa chọn nào khác, không muốn làm sai lời mẹ…

Trước ngày đi, chị và mẹ đi Lễ Vu Lan. Trên áo chị có cài hoa hồng đỏ. Chị thắc mắc và mẹ bảo “Vì con còn có mẹ” Lúc ấy, chị nào hiểu…

Chị ra nước ngoài mang theo một tấm lòng nặng trĩu. Cái lạnh không làm chị rùng mình, nhưng làm tim chị buốt. Chị chợt hiểu, cái lạnh sâu trong tim sẽ làm con người ta nhớ mãi. Mẹ cũng sẽ lạnh, nhưng mẹ sẽ thấy ấm áp hơn khi nghĩ về chị.

Ngày chị nhận bằng tốt nghiệp là ngày chị hay tin mẹ đang trong cơn nguy kịch. Chị vội vã trở về mang theo bao niềm thương nỗi nhớ. Vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khu vườn ấy với người mẹ mà chị thương yêu và kính trọng. Mẹ nằm trên giường, đôi mắt vẫn như mong chờ một điều gì đó. Chị đến bên cạnh mẹ, nắm lấy bàn tay gầy và ấm áp.

Mẹ nhìn chị. Ánh mắt hằng lên một niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Mẹ thì thầm:

- Sinh con ra là quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời mẹ. Mẹ yêu con.

Mẹ chỉ nói như thế, và mẹ mãi mãi ra đi về cõi vĩnh hằng. Gương mặt mẹ vẫn hiện rõ nụ cười hạnh phúc.

Đêm ấy là một đêm mưa giông như ngày chị ra đời. Chị khóc òa lên, và mẹ thì cười hạnh phúc.

Giờ đây, trên đường đời sẽ chỉ còn mình chị. Chị vẫn thấy bên mình có một sức mạnh vô tình. Chị biết trên mỗi con đường chị bước, trên từng trang sách chị đọc, trong từng khuôn mặt chị gặp, đâu đó, thấp thoáng hình bóng của mẹ.

Lễ Vu Lan năm nay, người ta cài lên áo chị một hoa hồng trắng. Chị chợt nhận ra “hoa hồng đỏ giờ đã đổi màu”.





Con người đã và đang tìm kiếm các dấu hiệu tin cậy về cái chết để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Bên cạnh đó, các nhà khoa học thực sự lúng túng khi một số người đã kể lại cái chết cho biết những gì mà họ cảm nhận được trong thời gian hoàn toàn bất tỉnh hoặc mất hết hy vọng được cứu sống.

Vào năm 1957, tại một sân bay nhỏ của Anh đã xảy ra tai nạn khi máy bay hạ cánh. Một bác sĩ ngồi ghế phía sau bị văng khỏi báy bay, ngất đi và không có dấu hiệu sống. Từ nơi mà ông ngã gụi không thể nào nhìn được quang cảnh xungh quanh, nhưng thật lạ lùng là người đó thấy rõ tất cả những gì xảy ra ở sân bay. Nạn nhân thấy thân thể của ông ta nằm bất động ở phía dưới mình khoảng 60m, thấy cả người hoa tiêu và phi công dính máu đang chạy về phía mình. Việc những người đó biểu lộ sự chú ý đối với thân thể của ông đã làm bác sĩ ngạc nhiên và bực tức. Ông muốn được yên tĩnh. Sau đó, nạn nhân thấy một ôtô cứu thương từ nhà để xe đi ra và một bác sĩ nhảy vào. Xe chở nạn nhân dừng lại một trạm xá và lấy theo một thiết bị. Tiếp đó, nạn nhân theo dõi thấy xe chạy với vận tốc lớn, mang "thi thể" của ông tới bệnh viện thành phố. Thân thể nạn nhân được đặt lên một cái bàn trắng, mọi người cúi xuống làm việc. Ông ta cảm thấy mùi khó chịu của clorua amonium. Vào đúng thời điểm đó, ý thức rõ ràng và bình thản của nạn nhân đột nhiên mờ hẳn và lại quay vào "trong" thân thể bị thương, kèm theo cảm giác đau đớn.

Sau này, do tò mò, người đó đã phục hồi tỉ mỉ các sự việc ấy và những điều mô tả hoàn toàn khớp với thực tế.

Vào năm 1892, một nhà địa chất người Thụy Sĩ tên là Enbơ Hem bị trượt ngã xuống vực sâu, nhưng may mắn thoát chết. Quan tâm đến những cảm nhận của mình trong khoảnh khoắc hoàn toàn thất vọng, nhà địa chất đã thu thập được 32 trường hợp tương tự. Ông nhận thấy rằng, tất cả các "đồng sự" của mình đều trải qua một cái gì đó giống nhau ở ngưỡng cửa của cái chết khó tránh khỏi. Những quan sát đó của A. Hem đã được bổ sung đáng kể, đặc biệt là vào những năm gần đây, khi công việc hồi sinh đã có nhiều kết quả.

Khi rơi từ độ cao lớn, ở thời điểm đầu tiên, con người trải qua sự sợ hãi mạnh mẽ, tìm kiếm một cách vô vọng các khả năng cứu thoát. Giai đoạn thứ hai xuất hiện sự nhận thức đầy đủ về cái chết không tránh khỏi và các ý định thoát thân đã rời khỏi não bộ. Cái chết không còn làm kinh hoàng và phiền muộn, nhưng những điều vụn vặt ngớ ngẩn lại làm lo lắng: xót xa vì rách bộ quần áo đang mặc, vỡ vụn cặp kính đang đeo hoặc hỏng mất cái máy ảnh... Nếu thời gian rơi đủ dài thì sẽ xuất hiện giai đoạn thứ ba - hồi tưởng quá khứ. Các thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời hiện ra thành các mảng hình ảnh, giống như quan sát chúng từ tầng trên của rạp hát. Tuy nhiên, những hình ảnh ấy mãnh liệt đến mức nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân của mỗi con người.

Vào năm 1972, một người trượt tuyết 19 tuổi bị ngã từ độ cao hàng ngàn mét và thoát chết với cái mũi dập nát. Nạn nhân kể lại:

"Khi bắt đầu rơi, tôi gào thét thảm thiết, nhưng sau đó, tôi hiểu rằng tôi đã chết. Cả cuộc đời hiện ra trước mắt tôi như một ánh chớp. Tôi thấy khuôn mặt mẹ tôi, thấy ngôi nhà mà trong đó tôi sống, thấy các bạn bè ...". Còn Hem lại mô tả bức tranh quá khứ như sau: "Tôi thấy mình là đứa bé bảy tuổi đi đến trường học, rồi thấy mình hồi lớp bốn cùng với thầy giáo yêu quí".

Các cảm xúc hồi tưởng quá khứ kéo dài không lâu và chuyển qua một trạng thái thần bí. Khi một người rơi xuống vực thẳm thì người đó hiểu được rằng, thân thể của mình sẽ va vào đá và bị huỷ hoại, xương sẽ gãy vụn và dập nát. Nhưng sự hồi tưởng về bản thân hoàn toàn không liên quan tới cơ thể nữa. Bắt đầu từ một thời điểm nào đó, nạn nhân không hề lưu tâm đến "thân xác" của mình. Sự cảm nhận của nạn nhân bị xâm chiếm bởi các ý nghĩ tuyệt đẹp và xen lẫn những nốt nhạc du dương. Một trạng thái tinh thần thanh thản, nạn nhân bay qua các bầu trời mày hồng và màu lam lộng lẫy, ở trạng thái siêu việt đó, nạn nhân cảm thấy dễ chịu đến nỗi nảy sinh sự phản kháng rõ rệt chống lại những cố gắng đưa cơ thể về với sự sống.

Tuy nhiên, đôi khi con người cũng có thể rời vào trạng thái đặc biệt do quá sợ hãi. Trường hợp như vậy đã xảy ra với nhà du lịch nổi tiếng Đevit Lêvingxtơn tại một vùng rừng Phi Châu. Một con sư tử nhảy đến sau lưng ông và bắt đầu cắn xé. Nạn nhân ngã sấp, cảm thấy rơi vào trạng thái thiêm thiếp, không hề thấy đau và hoảng hốt. Nạn nhân không thể và không muốn cử động, phản kháng. Con sư tử chấm dứt hành hạ cơ thể nạn nhân và ngồi cạnh ông. Khi đó sức lực của nhà du lịch đột nhiên trở lại. Ông bật dậy và phóng chạy thoát thân.

Trong những năm gần đây, các cảm nhận của những người chết lâm sàng đã được phân tích tỉ mỉ trong cuốn sách của R.Mouđi: Cuộc sống sau cái chết. Những người như vậy trải qua một cái gì đó giống nhau, mặc dù độ rõ nét có thể khác nhau. Họ rời bỏ "thân xác" và dễ dàng bay bổng lên không trung, quan sát hành vi của mọi người khác từ phía trên. Sau đó một quần sáng xuất hiện, giúp họ nhớ lại các sự cố của cuộc đời. Quầng sáng có thể thúc giục họ trở lại với "thân xác" vì còn chưa tới lúc "chuyển tiếp"...

Một câu hỏi hay được đặt ra là làm thế nào để phân biệt một người bất tỉnh nhân sự với một người vừa mới chết?

Lịch sử y học đã chứng kiến nhiều trường hợp mà trong đó các bác sĩ giàu kinh nghiệm nhất cũng mắc phải sai lầm. Vào thế kỷ XI, Anđrei Vazali bị kết án tử hình vì đã giải phẫu thân thể một nhà quí tộc Tây Ban Nha. Người này đã tỉnh lại trên bàn mổ và bình phục trở lại. Tuy thế, bản án đối với ẠVazali vẫn được thi hành. Một điều trùng hợp kỳ lạ là chính viên quan toà đã dựng lên án đó, chẳng bao lâu cũng hồi tỉnh trên bàn mổ tử thi, nhưng sau đó ông ta không qua khỏi.

Vào năm 1964, tại một trong các nhà xác ở New York có một "tử thi" sống lại, đã nắm chặt lấy cổ và tay nhà phẫu thuật bệnh lý khi ông ta vừa thao tác dao mổ. Một nhà thơ tên là Patrarka đã hồi tỉnh trước khi đưa đi mai táng 4 giờ và còn sống thêm được 30 năm nữa. Một người phục vụ ở Vatican được coi là đã chết do bệnh hen. Trong số các bác sĩ làm nhiệm vụ có một người rất cẩn thận, đã đưa ngọn nến đến gần mắt người chết. "Tử thi" co giật mạnh và sau đó còn sống được khá lâu, với một cái sẹo trên mũi do bỏng.

Vào đầu thế kỷ XX, một hội đồng các bác sĩ có uy tín của Anh đã tiến hành nghiên cứu và kết luận rằng, mỗi năm ở nước này có khoảng 2.500 người bị chôn sống. Có thể điều vừa nêu bị phóng đại, nhưng quả thật có không ít trường hợp những người còn sống đã bị chôn vùi. Chính tại Anh và cuối những năm 60, đã xuất hiện một thiết bị đầu tiên cho phép ghi nhận được hoạt tính điện rất nhỏ của tim. Trong lần thử đầu tiên tại một nhà xác, người ta đã phát hiện được một cô gái còn sống nằm giữa các tử thi.

Những điều nêu trên cho thấy rằng, giữa sự sống và cái chết không có một ranh giới rõ ràng như đôi khi chúng ta vẫn tưởng. Sự ngưng thở được coi là dấu hiệu đầu tiên của cái chết. Nhưng ngay từ thế kỷ trước, quan niệm đó đã bị phủ nhận hoàn toàn. Một số nhà Yoga có thể tự ngừng thở mà sau đó vẫn sống khoẻ mạnh. Dấu hiệu khác của cái chết là sự mất mạch và sự ngừng hoạt động của tim. Tuy nhiên, điều đó không phải bao giờ cùng đúng. Các nhà Yoga có thể điều khiển nhịp đập của tim sao cho các dụng cụ đo chính xác cũng chỉ báo là tim hoàn toàn ngừng đập.

Số đo thân nhiệt cũng không thể là dấu hiệu đầy đủ của cái chết. Đã có những trường hợp người đứng tuổi sống qua ngày ở một khu nhà lạnh lẽo, nhiệt độ thân thể hạ xuống khoảng 24ºC mà họ vẫn không chết. Một cậu bé ở Thụy Điển được tìm thấy dưới lớp tuyết với nhiệt độ thân thể 18ºC, nhưng đã bình phục mà không có những biến chứng đáng kể. Một số chứng bệnh (như tả, đậu mùa, uốn váng) có thể làm cho thân thể tăng nhiệt độ sau khi chết.

Sự thay đổi ở nhãn cầu hay sự cứng đờ của thân thể cũng không phải là dấu hiệu tin cậy của cái chết. Hơn nữa, một số cơ quan tiếp tục hoạt động sau thời điểm chết lâm sàng. Cái chết tiến đến không tức thời. Đó là một dạng tồn tại đặc biệt, một sự tiến hoá dần dần với một xác suất thuận nghịch nhất định. Tử thi không có trường sinh học và cái đó cũng không thể là dấu hiệu của cái chết, bở vì trường sinh học ở một số người sống cũng có thể tạm thời biến mất. Tử thì có thể lưu giữ một hoạt tính điện nào đó cho đến ngày thứ 39, khi mà xung não đáng kể cuối cùng được ghi nhận.

Tuy vậy, việc hồi sinh được phép tiến hành sau khi nạn nhân bị chết lâm sàng chỉ mấy phút. Bởi vì nếu để lâu quá thì trong một số trường hợp, những người được cứu sống sẽ tiếp tục tồn tại mà không có tri giác, giống như những con búp bê sống. Giới hạn thời gian hồi sinh phụ thuộc vào các khả năng của nền y học hiện đại.

Tất cả những điều nêu trên có tác dụng lưu ý chúng ta hãy thận trọng khi xem xét các quá trình xảy ra với con người trên ranh giới giữa sự sống và cái chết.



* Đôi khi… bạn phải bị người ta cho leo cây, đợi chờ vài lần để thấm cái cảm giá bực mình, lo lắng và hiểu rằng đừng nên dùng giờ dây chun với người khác…

* Đôi khi… ai đó làm bạn tổn thương, phản bội hay lợi dụng bạn để bạn có thể nhận ra ý nghia của sự thật, lòng chân thành và hiểu rằng tha thứ ko fải là điều gì quá khó…

* Đôi khi… bạn cũng phải bị sụt sịt, hắt xì vài cái. Tự dưng điều đó sẽ giúp bạn biết lo cho sức khoẻ mình hơn, biết ăn uống tập luyện điều độ hơn…

* Đôi khi… cũng phải mạo hiểm để biết rằng đích đến chẳng còn xa. Rút lui ngần ngại ngay từ phút đầu tiên là bạn đang đánh mất đi cơ hội khám phá ra khả năng tiềm ẩn của chính bản thân mình…

* Đôi khi… bạn cũng phải mất đi những đồ vật bình thường để hiểu được chúng ko đơn thuần chỉ là những vật vô tri vô giác. Mà đó là kỷ niệm, là tình cảm của người tặng gửi gắm, là nhân chứng của sự yêu thương; để biết trân trọng và gìn giữ những thứ mà chỉ khi mất đi mới thấy quý giá…

* Đôi khi… bạn phải bù đầu bù cổ vào công việc, ko kiếm ra được 1 chút thời giờ rảnh rỗi; để bạn nhận ra ko nên lãng phí thời gian. Vì nó là 1 trong những thứ hiếm hoi duy nhất ko trở lại bao giờ…

* Đôi khi… bạn cũng phải bị vấp té vài lần để có thể tự dặn mình phải cẩn thận hơn trong tất cả mọi chuyện, để tránh ko phạm phải sai lầm như thế 1 lần nữa. Và quan trọng hơn, là để biết rằng mình còn đủ bản lĩnh đứng lên…

* Đôi khi… bạn phải bị một điểm 3 để biết chủ quan và lười biếng luôn trực chờ lôi tuột ta xuống dốc, và để dặn mình ko bao giờ được ngừng cố gắng dù chỉ trong ý nghĩ…

* Đôi khi… người ta ghét bạn, quay lưng lại với bạn để chợt nhận ra rằng, thương một người không phải là dễ. Vì vậy, hãy để trái tim lên tiếng nếu bạn yêu thương ai đó…

* Đôi khi… bạn phải chấp nhận và đối đầu với tất cả những cái đôi khi để tạo được bản lĩnh của mình trong cuộc sống…




Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..

Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.

Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé.

Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…



Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body).

Thánh Bernadette (Lourder, Pháp) là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.


Thánh Bernadette trong quan tài pha lê

Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.

Vào năm 1913, Đức Giáo Hoàng Pius X phong Chân Phước cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.

Năm 1925, Thánh nữ Bernadette được Đức Giáo hoàng Pius XI phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến tận ngày nay vẫn còn, nếu có dịp xin mời các bạn đến thăm để được tận mắt chứng kiến.

Hùng hồn không kém là thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công Đồng Chung Vatican II năm 1962). Ngài qua đời ngày 03/06/1963 khi Công Đồng vẫn đang diễn ra, và sau đó Đức Hồng Y Montini lên ngôi với hiệu triều Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục Thánh Công Đồng.


Thi hài của ĐTC John XXIII được đặt ngay bên dưới chân bàn thờ chính của Đền thờ thánh Phêrô để dân chúng chiêm ngắm

38 Năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được tôn phong Chân Phước (Beautification).

Hiện nay, thi hài của ĐTC Gioan XXIII đã được đưa lên đặt trong 1 quan tài bằng pha lê bên dưới bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để dân chúng có thể kính viếng và chiêm ngắm. Nét mặt ngài vẫn giữ nguyên sức sống và cơ thể không hề bị tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào. Hầm mộ cũ trước đây nơi đặt quan tài của ngài bây giờ đã được thế chỗ bằng quan tài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.


Dhi hài Đức Thánh Cha John XXIII

Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney [Gioan Maria Vianê] (1786-1859) được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên vẹn. Thánh Francis Xavier [Phanxicô Xaviê] (1506-1552) được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc trong quan tài bằng gỗ. Khoảng 2 tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ngài để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài 400 năm tuổi của ngài vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại thành Goa (Ấn Độ).

Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện. Nhưng xem ra giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát.


Di hài Thánh Vincent de Paul [Vinhsơn Phaolô]

Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết. Khoa học đang đau đầu khi tiếp cận với các thế lực của siêu nhiên.



Di hài Thánh Catherine Laboure (1806-1876)

Có rất nhiều trường hợp các Thánh khác xác không thối rữa và hư nát, ngược lại còn bốc mùi của hương hoa hồng như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Martinô de Porrés...nhưng không liệt kê ra ở đây vì chưa kiếm thấy tài liệu hình ảnh, Peter sẽ post ngay khi kiếm được ảnh chứng thực như các ảnh trên.

Nguồn: Peter tổng hợp + English Wikipedia + Báo Khoa Học


Đêm mùa đông tháng 1/1941, bóng tối bao phủ làng Rupite hẻo lánh ở vùng biên giới Bulgary bỗng chốc bị xé toang bởi sự xuất hiện của một người lạ mặt có ánh sáng mờ ảo vây quanh. Bóng ma đi thẳng tới ngôi nhà của cô gái mù Vanga và nói như ra lệnh: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ hủy diệt. Con phải mách bảo nhân loại cần làm gì”.



Kể từ đó Vanga (Vangelia Pandeva Dimitrova) chính thức bắt đầu sự nghiệp “cứu nhân độ thế” bằng những lời tiên tri huyền thoại.

Nữ tiên tri Vanga đã từng có những lời tiên đoán về thảm hoạ toàn cầu hay số phận của các nguyên thủ. Cả cuộc đời bà đã quá mệt mỏi bởi việc chứng kiến hàng loạt thảm hoạ, tham vọng, tranh chấp quyền lực…

Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.

Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.

Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.

Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.

Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi.

Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.

Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.

Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.

Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.

Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất.

Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột.

Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành.

Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên.

Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây!!!”.

Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu.

Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất.

Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.

Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.

Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.

Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước.

Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú).

Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới.

Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất.

Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch.

Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.

Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau.

Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh.

Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.

Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.

Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa.

Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi.

Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới.

Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen.

Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh.

Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại.

Năm 2296 - Mặt trời hoạt động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng.

Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi.

Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ.

Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng

Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất.

Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài.

Năm 2371 - Xẩy ra nạn đói lớn.

Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành.

Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn.

Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi.

Năm 3797 - Đây là thời kỳ kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt trời” khác.


TT

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

KÝ HIỆU


TT

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

KÝ HIỆU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Cao Bằng

Lạng Sơn

Quảng Ninh

Hải Phòng

Thái Bình

Nam Định

Phú Thọ

Thái Nguyên

Yên Bái

Tuyên Quang

Hà Giang

Lào Cai

Lai Châu

Sơn La

Điện Biên

Hòa Bình

Hà Nội

Hà Tây

Hải Dương

Ninh Bình

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

TP.Đà Nẵng

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

TP.Hồ Chí Minh

Đồng Nai

Bình Dương

Long An

Tiền Giang

Vĩnh Long

11

12

14

15-16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29-32

33

34

35

36

37

38

43

47

48

49

50-59

60

61

62

63

64


34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

Cần Thơ

Đồng Tháp

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

Tây Ninh

Bến Tre

Bà Rịa-Vũng Tàu

Quảng Bình

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Cục CSGT ĐB-ĐS

Gia Lai

Kon Tum

Sóc Trăng

Trà Vinh

Ninh Thuận

Bình Thuận

Vĩnh Phúc

Hưng Yên

Nam

Quảng Nam

Bình Phước

Bạc Liêu

Hậu Giang

Bắc Cạn

Bắc Giang

Bắc Ninh

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

88

89

90

92

93

94

95

97

98

99




HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?