Ở một tỉnh miền nam nước Pháp, nơi có những cánh đồng cỏ xanh rì như những dải lụa xanh thăm thẳm, lóng lánh trong ánh nắng là những dòng suối trong veo, những thảm hoa tươi thắm sặc sỡ màu sắc của sự phồn vinh, những đàn bò thản nhiên gặm cỏ, từng đàn gia súc chen chúc nhau, nơi đó có một trang trại rộng xa ngút ngàn của một vị Bá Tước đầy quyền uy & giàu có.

Ông ta có tất cả mọi thứ quí giá nhất trên đời, nhưng điều mà ông ta hãnh diện nhất đó chính là cậu con trai duy nhất. Cậu chủ Anfaret là một chàng trai thật tuyệt vời, rất đẹp trai, thông minh, hào hoa phong nhã & rất tài hoa, chàng có sức hút rất mãnh liệt với tất cả các cô gái con nhà quí tộc trong vùng, chàng là niềm tự hào của cả dòng tộc.

Cuộc sống bình yên trôi qua, cho đến một ngày xuất hiện cô gái làm vườn mới, tên nàng là Violeta. Violeta là một cô gái con nhà nghèo, nhà nàng nghèo nhất trong vùng, thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Nàng không có một sắc đẹp lộng lẩy nhưng vẻ hiền dịu trong trắng thanh thoát thơ ngây toát ra từ gương mặt dịu dàng như. Đức mẹ của nàng đã khiến cả khu vườn như bừng sáng, khu vườn nhờ có bàn tay nàng càng rực rỡ sắc hoa. Và cũng chính gương mặt như thiên thần ấy đã làm cho trái tim chàng Anfaret rung động & tình yêu đã đến.

Vượt qua khoảng cách giai cấp, họ đến với nhau thật nồng nàn say đắm, nhưng vào thời đó sự khác biệt giai cấp đã gây ra bao mối tình, không ai chấp nhận mối tình ấy và rồi tình yêu đó đã đến tai cha mẹ chàng, sóng gió bắt đầu nổi lên cho đôi bạn trẻ. Cha chàng trai đã nổi trận lôi đình, ông cảm thấy thật nhục nhã & ra sức ngăn cản tình yêu của họ, mẹ chàng thì ngày càng căm ghét ra sức hành hạ nàng, nhưng nàng vẫn cắn răng chịu đựng tất cả. Nhưng lẽ đời vốn vậy, tình yêu càng ngăn cản thì càng trở nên nồng thắm, gắn bó hơn., họ vẫn lén lút gặp nhau, vẫn trao cho nhau những nụ hôn những vòng tay nồng ấm, dường như mọi thứ không thể ngăn cản được tình yêu của đôi bạn trẻ. Rồi một hôm cha mẹ chàng cũng phát hiện ra và trận bão phẫn nộ xoáy trút lên người nàng Violeta . Ông ta nhốt Anfaret vào phòng rồi cho gọi Violetta đến, sau một trận đòn ông ta tuyên bố nếu nàng vẫn còn tiếp tục gặp Anfaret thì ông ta sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Ông không thể chấp nhận một người thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong Xã hội như nàng trong nhà được, nếu nàng yêu Anfaret thì hãy rời xa chàng, vì nếu không chính nàng sẽ cản trở tương lai của chàng, nếu yêu nàng chàng Anfaret sẽ mất tất cả, sẽ không còn địa vị danh dự trong Xã hội, ông ta còn đe doạ sẽ bắt mẹ nàng để làm áp lực. Biết là dù có khóc lóc van xin cũng vô ích trước sự sắc đá của Bá tước, vì tình yêu nồng thắm với Anfaret, vì lòng hiếu thảo Violeta cuối đầu chấp thuận từ đó nàng bắt đầu xa lánh Anfaret… Nhưng Anfaret là một chàng trai kiên định, chàng không vì thế mà khuất phục…chàng vẫn tìm đến Violeta dù nàng cố tình tránh mặt. Ngày qua ngày, cha mẹ chàng rất tức giận, Bá tước cố tìm mọi cách ngăn cãn họ, nhưng vẫn bất lực. Cuối cùng, một hôm ông ta đã nghĩ ra một cách, bèn gọi Anfaret lại và nói : “ – Ta sẽ không ngăn cản con nữa, nhưng con phải hứa với ta một đìều kiện, con phải lên Paris học thành tài, sau 5 năm trở về ta sẽ cho con cưới Violeta, nếu con không chấp nhận ta sẽ gả cô ta cho Adrey người làm vườn xấu xí, hãy vì tương lai của con cũng như của nó mà quyết định đi. Một là sau khi trở về con sẽ có Violeta, hai là hai đứa sẽ mất nhau vĩnh viễn. Nhưng khi con ra đi, nó vẫn phải ở lại đây làm việc như trước. Hãy lựa chọn đi con trai yêu quí của ta!” Trước quyết định đó, đội bạn trẻ đành phải xa nhau & hứa hẹn ngày trở về. Đêm cuối cùng bên nhau, nước mắt nàng thấm đẫm vai áo chàng, Anfaret hứa rằng sẽ trở về để cưới nàng làm vợ, chàng hứa rằng sẽ viết thư về thường xuyên cho nàng, hãy vững tin & chờ chàng trở về, bởi tình yêu chàng dành cho nàng mãi mãi không gì có thể ngăn cách được. Nhưng Violeta dường như linh cảm được rằng có lẽ đây là lần cuối cùng họ còn được bên nhau, nhưng nàng vẫn im lặng vì không muốn làm chàng xao lòng.

Chàng Anfaret ra đi, mang theo trong lòng hình ảnh thân thương và đôi mắt đau đớn của người yêu. Violeta ở lại trang trại chịu mọi sự hành hạ của gia đình Bá Tước, họ xem nàng như cái gai trong mắt nên không từ một thủ đoạn nào để hành hạ nàng, nhưng Violeta vẫn cắn răng chịu đựng tất cả vì Tình yêu dành cho Anfaret. Nhưng rồi ngày qua ngày, bóng chim tăm cá, nàng không hề nhận được tin chàng, không một lá thư hay lời nhắn trở về trang trại. Nàng âm thầm mỏi mong chờ đợi, bao đêm nàng khóc ướt đẫm gối vì thất vọng…. Rồi một hôm, mẹ chàng đưa cho nàng một bức điện tín và nói rằng hãy quên Anfaret đi, vì chàng sắp cưới con gái Nam tước bạn của Bá Tứơc tại Paris. Nghe tin như sét đánh ngang mày, nàng ngất xỉu trước nỗi đau ấy, nàng đau đớn gần như chết lịm, cũng từ hôm ấy nàng trở nên câm lặng. Sự hành hạ cùa gia đình Bá tước ngày càng khắc nghiệt hơn, nàng không được ăn no, phải dậy từ sáng sớm, làm việc quần quật từ sớm tới khuya, lại thêm phần đau khổ trong lòng, uất ức vì chàng Anfaret phụ tình nên sức khoẻ của nàng ngày càng suy sụp. Và rồi một đêm mưa gió họ đã đuổi nàng ra khỏi nhà, từ đó không ai còn biết tin tức gì của nàng nữa. Còn về phần Anfaret, 5 năm sống nơi thủ đô Paris tráng lệ, tình yêu của chàng không hề suy chuyển, hình bóng nàng Violeta vẫn lung linh trong trái tim chàng, chưa một ngày nào chàng không nhớ về người yêu đang ở trang trại chờ chàng trở về. Mỗi tuần chàng đều gửi một lá thư về cho nàng, động viên nàng hãy ráng đợi chàng trở về, tin tưởng tình yêu của chàng, rằng cuộc đời chàng chỉ yêu duy nhất có nàng mà thôi, chàng sẽ trở về và cưới nàng làm vợ. Những hỡi ơi, cả chàng và Violeta nào có ngờ đâu, những lá thư tình yêu ấy chưa bao giờ đến được tay nàng Violeta. Chàng có ngờ đâu khi chàng ra đi bao sóng gió đã đổ ập lên người chàng yêu dấu., chàng vẫn tin rằng bằng sự cố gắng của mình để học thật nhanh mà trở về ….

Và rồi ngày cuối cùng của 5 năm đã đến, sắp đến ngày trở về. Trước ngày tốt nghiệp, chàng muốn quay về bất ngờ để báo tin cho nàng biết rằng chàng sắp được cưới nàng, rằng họ sắp được bên nhau. Nhưng hỡi ôi, khi chàng quay trở về nhà thì mọi thứ không còn như trước, nàng Violeta đã không còn ở đó nữa, gia đình chàng tìm mọi cách bôi xấu nàng nhưng Anfaret không hề tin. Chàng như điên dại chạy khắp nơi tìm kiếm hình bóng người yêu, chàng oán hận cha mẹ đã đuổi nàng , hành hạ nàng (qua lời kể của Adrey người làm vườn, cũng là người đã đối xử với Violeta rất tốt..). Chàng bôn ba khắp nước Pháp tìm nàng, dò hỏi người quen, chàng không tiếc gì tiền bạc đi khắp nơi nhưng vẫn bặt tin nàng. Cho đến một ngày, trãi qua bao tháng tìm kiếm vô vọng, sức cạn lực kiệt, chàng lâm bệnh nặng tưởng chừng như không thể qua khỏi, cha mẹ chàng xót con nên đành phải tung tiền ra thuê người tìm kiếm lần nữa, nhưng bóng dáng nàng Violeta vẫn bặt tăm. Họ hối hận vì đã gây cảnh đau lòng để giờ đây nhìn đứa con trai yêu quí đang thoi thóp trên giường trong nỗi đau khổ tột cùng. Họ đã đưa tin khắp nước Pháp nếu ai tìm được nàng Violeta họ sẽ không tiếc bất cứ thứ gì…Hai năm trôi qua, bệnh tình chàng Anfaret ngày càng trầm trọng, cả dòng tộc gần như tuyệt vọng thì một hôm xuất hiện một cậu bé rách rưới với bộ dạng lo lắng hốt hoảng dừng lại ở trang trại đem lại tin tức về Violeta, nhưng cậu bé chỉ đòi gặp chàng Anfaret & chỉ muốn nói riêng với chàng. Nghe được tin này, chàng Anfaret chợt bật dậy, chạy như bay đến bên cậu bé, ôm chầm lấy cậu mừng rỡ mà không kịp nhìn vào đôi mắt đang rơi lệ của cậu, cậu bé ấy chính là em trai của Violeta. Cậu bé đưa tay ra cho chàng và nói : “Cậu chủ hãy đi theo cháu!” Dường như có một sức mạnh thúc đẩy, chàng Anfaret cố gượng đi theo cậu bé, đi thật xa, thật lâu, về tận một vùng thật hẻo lánh, một nơi rất xa trang trại mà không ai có thể ngờ tới,. Cậu bé liên tục thúc hối chàng đi thật nhanh, trông câu rất vội vã….Quãng đường xa khiến Anfaret như kiệt sức, cha mẹ chàng cũng gần như ko đủ sức để đi tiếp, muốn được nghỉ ngơi nhưng cậu bé vẫn không muốn dừng, cậu luôn thúc hối mọi người đi thật nhanh, cậu nói : “Xin các ngài hãy theo cháu mau lên kẻo không kịp..” Anfaret dường như linh cảm được điều không lành đang xảy đến nên chàng vẫn tiếp tục lên đường. Và rồi, khuất sau những ngọn núi kia là một vùng quê thật hẻo lánh nghèo nàn, trong một căn nhà tối tăm nàng Violeta đang trong cơn hấp hối., xanh xao gầy gò, chỉ còn đôi mắt như đang trông ngóng điều gì, đôi môi nàng trong cơn mê sảng vẫn gọi tên Anfaret không thôi. Anfaret bàng hoàng đau đớn, chàng vừa chạy đến quì bên nàng thì cũng là lúc nàng nhắm mắt, không còn kịp nhìn thấy Anfaret. Chàng bật khóc gào thét tên Violeta, van xin mọi người hãy cứu lấy nàng…nhưng …mọi người đều quay đi và rơi lệ…Violeta đã mãi mãi ra đi mà không kịp nhìn thấy gương mặt của người nàng yêu dấu và chờ đợi…. Cậu bé đã kể cho chàng nghe tất cả mọi điều, từ ngày nàng rời khỏi nhà Bá tước, đã mang trong người căn bệnh hiễm nghèo, hậu quả của những ngày bị hành hạ ngày ấy…nhưng nàng vẫn cố thoi thóp sống mong ngày chàng Anfaret trở về…nàng vẫn muốn chờ đợi ngày chàng về để nói với chàng rằng nàng vẫn yêu nàng, vẫn chờ đợi chàng…rằng vẫn không tin chàng đã phản bội lại lời thề hứa năm xưa…rồi mới thanh thản ra đi…nhưng tất cả đều đã muộn…nàng đã ra đi không kịp nói lời trăn trối…không kịp nhìn thấy chàng Anfaret… Cha mẹ chàng nhìn thấy cảnh đau thương đó đã gục xuống trước mặt nàng mong nàng tha thứ…nhưng nàng nào còn biết gì? - Cha mẹ đã vừa lòng chưa?- Anfaret gào lên thảm thiết – các người đã thoả mãn chưa? Nàng đã ra đi thật rồi, nàng bỏ ta rồi, ta còn sống để làm gì nữa” – Ánh mắt và giọng nói của Anfaret như vang từ cõi xa xăm nào đó…. Đám tang Violeta được đưa về trang trại tổ chức với những vòng hoa hồng trắng muốt, trắng tinh khiết như gương mặt im lìm lạnh giá của nàng Violeta, còn Anfaret, chàng ôm lấy linh cữu của Violeta không rời, môi chàng mấp máy gọi tên người yêu như một kẻ mất trí…Ai nhìn vào đều cũng phải rơi lệ, khuyên giải thế nào chàng cũng bỏ ngoài tai. Và từ đó, chàng không hề rời khỏi nàng, ngày này sang ngày khác chàng vẫn ngồi im lìm bên mộ nàng, nỗi đau ấy không thể vơi đi, Anfaret như một kẻ mất trí, chỉ biết kêu tên nàng trong nỗi đau tột cùng, tình yêu ấy quá lớn, tình yêu ấy đã trở nên bất diệt trong lòng chàng. Cha mẹ chàng trở nên bất lực không thể khuyên gì chàng được nữa vì bản thân họ cũng cảm thấy quá ân hận. Trang trại phồn vinh ngày nào giờ đây chìm trong ảm đạm u uất… Rồi một ngày cuối Đông, vì kiệt sức và cũng vì quá đau khổ chàng Anfaret đã gục ngã trút hơi thở sau cùng bên mộ nàng Violeta. Di chúc sau cùng chàng chỉ muốn được chôn chung cùng nàng. Mùa Đông lạnh lẽo trôi qua, mùa xuân lại trở về nơi trang trại, nơi đây chỉ còn lại vợ chồng Bá tước già hiu quạnh, ai cũng tiếc thương cho mối tình của chàng Anfaret & nàng Violeta. Một buổi sáng thức dậy, người ta bỗng chợt nhìn thấy trên mộ hai người xuất hiện một nhánh hoa màu tím vươn cao trong gió, một màu tím ngát thắm sắc cả khu vườn, cành khẳng khiu nhưng vẫn vững vàng trước gió, vươn cao mạnh mẽ như tình yêu bất diệt của chàng Anfaret & nàng Violeta. Người ta tiếc thương cho cô gái nết na hiền dịu, tiếc thương cho một mối tình ngang trái chung thuỷ ấy bèn đặt tên cho loài hoa ấy là VIOLET, loài hoa mang tên người con gái bạc mệnh. Một màu hoa mang màu tím thuỷ chung!



Liệu có còn chàng trai nào trên thế giới này sẵn sàng bán đi tất cả tài sản để tặng cả biển hoa hồng cho cô gái trong trái tim mình, chấp nhận một cuộc sống "không nhà cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu". Có lẽ cuộc sống hiện tại ngày nay những câu chuyện như vậy sẽ chỉ còn trong huyền thoại nhưng tình yêu đôi khi rất cần một chút lãng mạn đến không thực, một chút điên rồ không thực tế để tin đời vần còn nhiều điều đẹp đẽ, đẹp như triệu bông hồng đỏ thắm kia...

Đoàn xe ấy chở đầy ắp những cành hoa được tưới nước và cắt gọn ghẽ. Như thể những giọt sương sớm rắc lên chúng muôn vàn chiếc cầu vồng li ti.

Minh Hai Blog
Loạt xe ngựa dừng lại trước ngôi nhà của Margarita. Những người chở thuê hạ giọng nhắc nhở nhau, họ lấy hoa khỏi xe và để thành từng xấp trên vỉa hè và con đường dành cho xe cộ. Phải, hàng vạn cành hoa ấy, là của Niko gửi đến người mà anh hằng yêu dấu!

Khi những chiếc xe đầu đã rời bánh và cả khu phố ngập trong hoa, những chiếc xe khác lại tới. Như thể không chỉ Tiflis, mà cả xứ Gruzia đã gửi hoa đến đây.

Hẻm phố Sololaki ngập tràn trong hương thơm của muôn loài hoa. Bên những cánh cửa sổ, hiện ra những khuôn mặt phụ nữ. Rất vội vã, họ chải mái tóc đen nhánh và chiêm ngưỡng cảnh tượng khiến họ kinh ngạc một cách mong mỏi: những người chở thuê, phải, những người chở thuê hoàn toàn quen thuộc, chứ không hề là những bóng ma của "Ngàn lẻ một đêm", đang rải hoa đầy khắp mặt phố, như thể muốn để những tòa nhà chìm trong biển hoa đến tầng một!

Margarita cũng bừng tỉnh giấc vì tiếng cười đùa của lũ trẻ, tiếng la hét của đám phụ nữ. Cô ngồi dậy trên giường và thở dài thật mạnh. Hương thơm làm ngào ngạt bầu không khí - đó là mùi hương mát mẻ và cưng nựng, sấn sổ và tinh khiết, mừng vui và phiền muộn. Có lẽ nó là hương thơm của những vùng đất xa thẳm trên bầu trời, ở lại nơi trần thế sau khi đã xuyên qua vòm trời của những tinh vân buổi đêm; có lẽ một mầm non đã tỏa hương, sau một thời gian dài bị giam cầm trong vỏ một hạt hoa tầm thường, giờ đây được nước, được cái ấm và những hạt muối mặn của đất giải phóng khỏi đó.

Cả hai bên đường vào hẻm phố ấy, một đám đông ồn ào đã tụ tập tự lúc nào. Dân chúng sửng sốt ngắm nhìn cảnh tượng chưa từng thấy mà họ không tài nào hiểu được.

Kinh ngạc vì quang cảnh không thể hiểu nổi ấy, không ai dám là người đầu tiên bước xuống tấm thảm hoa, giờ đã ngập đến đầu gối.

Lũ trẻ tưởng có thể ngạt thở trong núi hoa ấy. Bởi vậy, các bà mẹ phải nắm chặt tay chúng, và không thả chúng bằng bất cứ giá nào; cho dù, chúng khâm phục và tự hào biết bao với suy nghĩ một điều bí ẩn đã xuất hiện, đến tận cái ngưỡng cửa đã mòn mà chúng biết rõ từng vết nứt (vì đã bao lần chúng phải cọ rửa những ngưỡng cửa như thế!) Biết bao loài hoa khoe sắc ở đó! Ai có thể đếm được hết! [...]

Minh Hai Blog
Margarita không hiểu gì cả, cô hồi hộp và nhanh chóng mặc quần áo. Cô vận lên người bộ quần áo đẹp nhất, tha thướt nhất; đeo lên tay chiếc vòng nặng trịch, chải mái tóc màu đồng và mỉm cười - bản thân cô cũng chẳng hiểu sao. Cô phá lên cười, rồi mắt nhòe lệ, nhưng cô không buồn lau nó mà lắc đầu bằng một cử chỉ nhanh gọn. Những giọt nước mắt nho nhỏ tung tóe vì động tác ấy, và còn lấp lánh khá lâu trên bộ xiêm y của cô.

Cô đoán được rằng những bông hoa ấy là để dành cho cô. Nhưng ai đã làm việc này, và nhân dịp gì? Và khi ấy, chợt cô nghĩ ra rằng hôm nay là sinh nhật của Niko Pirosmani. Có lẽ, hẳn rồi, anh đã gửi những núi hoa này, để nhắc cô nhớ đến cái ngày gần như bị quên lãng ấy.

Nhưng, tại sao anh lại tặng cô vào sinh nhật của anh, mà không phải vào ngày vui của cô?

Trong khi ấy, một kẻ duy nhất, người đàn ông gày gò, xanh xao, quyết tâm vượt qua ranh giới của những bông hoa, và băng qua thảm hoa ấy, anh chầm chậm tiến đến ngôi nhà của Margarita. Đám đông nhận ra anh và im lặng. Đó là Niko Pirosmanashvili, chàng họa sĩ nghèo khó. Anh kiếm đâu ra ngần ấy tiền, để mua cả biển hoa như thế? Những ngần ấy tiền!

Chàng họa sĩ tiến đến ngôi nhà của Margarita, tay chạm vào bức tường.

Minh Hai Blog
Và lúc đó - trước con mắt của tất cả mọi người - Margarita chạy khỏi ngôi nhà và nhào đến chỗ anh. Chưa bao giờ, chưa ai được thấy cô xinh đẹp rạng ngời như thế! Cô ôm chầm lấy Pirosmani, nắm lấy bờ vai gày gò, ốm yếu, và tựa mình vào chiếc áo choàng len cũ kỹ của anh.

- Sao thế anh? - cô hỏi, giọng hổn hển. - Sao anh mang đến cho em cả biển hoa thế này, vào sinh nhật của anh? Niko, em không hiểu gì cả, anh ạ.

Pirosmani lặng thinh. Nhưng Margarita cảm thấy sức mạnh tràn trề của tình yêu từ chàng họa sĩ, với tất cả thân thể cô, tất cả tâm khảm cô và tất cả bầu nhiệt huyết đang rừng rực trong cô, cho dù chàng trai không đáp lời cô. Lần đầu trong đời, cô đặt nụ hôn lên môi Pirosmani. Cô làm điều ấy giữa cảnh thanh thiên bạch nhật, trước tất cả thường dân hẻm Sololaki của thành phố Tiflis.

Vài người quay đi để giấu những giọt nước mắt. Và nhiều người thầm nghĩ, đấy nhé, một tình yêu lớn bao giờ cũng tìm được con đường đến trái tim kẻ khác, cho dù trái tim ấy có lạnh lẽo đến mấy đi nữa. Vì ai nấy đều biết Pirosmani yêu say đắm Margarita, nhưng Margarita thì không yêu chàng trai, mà chỉ thương chàng bởi chàng đã phải sống cuộc đời bất hạnh và khốn khổ.

Người ta đã kể về câu chuyện tình của Pirosmani theo nhiều cách và tôi chỉ chấp nhận một cách trong số đó. Tôi ghi lại nó ở đây ngắn gọn và không quá dò xét sự chân thực của một số chi tiết, điều đó tôi để dành cho những kẻ lắm chuyện nhàm chán. Nhưng có một điều tôi vẫn phải nói vì đó là một trong những sự thật cay đắng nhất của thế gian này. Chẳng bao lâu sau, Margarita đã tìm được một kẻ giàu có theo đuổi cô, và cùng tay này, cô đã đi khỏi Tiflis.

Truyện ngắn này được nhà văn Konstantin Pautovsky viết năm 1960 trong loạt "Tiểu thuyết cuộc đời".
Niko Pirosmani (Nikolai Aslanovich Pirosmanashvili, 1862-1918), danh họa tự học người Gruzia, người chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa, xã hội và hội họa xứ này.
Niko Pirosmani cả đời sống trong cảnh nghèo hèn và khốn khổ, chỉ đến gần cuối đời, những sáng tác của ông mới được nhắc đến trên báo chí và sau khi qua đời, những họa phẩm của ông mới được thu thập và đáng giá đúng mức. Hiện, đa phần của gia tài nghệ thuật của Niko Pirosmani đã có vị trí rất trang trọng trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.

Niko Pirosmani còn được nhớ đến bởi câu chuyện tình động lòng và huyền thoại với Margarita, một nữ ca sĩ - vũ nữ gốc Pháp, sang Gruzia năm 1905. Tình yêu đơn phương của chàng họa sĩ nghèo khó và cô ca sĩ hồi ấy ở tâm điểm của sự chú ý tại các phòng trà, tiệm cà phê Tiflis, đã là đề tài của vô số huyền thoại lãng mạn về tình yêu, cũng như, của những vần thơ, mà đáng kể nhất là "Triệu bông hồng" của thi sĩ Nga Andrei Voznesensky , về sau được nhạc sĩ, NSND Latvia Raimond Pauls phổ nhạc năm 1983, để trở thành một ca khúc đỉnh cao của nữ danh ca Nga, "người đàn bà hát" Alla Pugacheva. Bản thân nhà danh họa cũng dành cho người mình yêu một họa phẩm mang tựa đề "Nữ ca sĩ Margaria", hiện được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.


Dành cho những ai đang cô đơn: Tình yêu như là cánh bướm. Bạn càng muốn bắt nó, nó càng bay xa.Nhưng nếu bạn để nó bay đi, nó sẽ trở lại vào lúc bạn không còn trông chờ nữa.

Tình yêu mang đến nhiều niềm vui nhưng nó thường mang lại đau khổ, tình yêu chỉ tuyệt vời khi bạn dành cho ai xứng đáng lãnh nhận. Bạn hãy dành thời gian để chọn cho mình người phù hợp nhất.

Dành cho những ai không còn cô đơn: Tình yêu không làm con người trở nên hoàn hảo nhưng giúp bạn tìm một người giúp bạn trở thành người tốt nhất có thể.

Dành cho những ai là dân chơi: Đừng bao giờ nói “Tôi yêu em” nếu bạn không chắc. Đừng bao giờ nói về cảm xúc nếu bạn không có. Đừng bao giờ chen vào một cuộc đời chỉ với ý muốn gây đau khổ. Đừng nhìn vào mắt ai khi tất cả những điều bạn làm là giả dối. Thật tàn nhẫn khi bạn làm cho ai đó yêu nhưng bạn không đón nhận tình yêu đó…

Dành cho những ai đã lập gia đình: Tình yêu không phải là nói: “Lỗi của em” mà là “Anh xin lỗi”. Không phải “Anh ở đâu”, mà là “Em đây” Không phải “Anh có thể làm gì”, mà “Em hiểu” Không phải “Anh muốn em là…”, mà “Cám ơn vì em là…”

Dành cho những ai đã đính hôn:
Thước đo của sự hòa hợp không phải là những năm tháng sống bên nhau nhưng là cả hai đã sống vì nhau như thế nào.

Dành cho những ai thất tình: đau đớn bao nhiêu lâu bạn muốn và để cho nó dày xéo bạn chừng nào bạn có thể. Thử thách không phải là sống sót sau cơn đau mà là bạn đã học từ đó những gì.Dành cho những ai còn ngây thơ: yêu thế nào: yêu mãnh liệt nhưng đừng mù quáng, kiên định nhưng không cố chấp, sẻ chia và đừng gian trá, thông cảm và đừng đòi hỏi, biết khổ đau nhưng đừng giữ lấy nỗi buồn.

Dành cho những ai thích chiếm hữu: không gì đau khổ bằng nhìn người mình yêu hạnh phúc bên người khác nhưng sẽ còn đau khổ hơn nếu thấy người mình yêu bất hạnh bên mình.

Dành cho những ai yêu mà không dám nói: tình yêu làm bạn đau khổ khi bạn làm cho người khác đau khổ. Nó càng làm bạn đau khổ khi do người khác gây ra. Nhưng sẽ đau khổ vô cùng nếu người bạn yêu không biết bạn nghĩ gì về họ.

Dành cho những ai muốn níu kéo:
điều đáng buồn trong cuộc đời là khi bạn gặp một người và yêu họ, cuối cùng bạn nhận ra rằng điều đó hoàn toàn vô nghĩa và bạn phí thời gian cho một người không xứng đáng. Nếu họ đã không xứng đáng ngay bây giờ thì họ cũng sẽ như vậy vào 1 hay 10 năm sau. Hãy để họ ở lại và lên đường…

Dành cho tất cả những người bạn của tôi:
mong ước của tôi là bạn có một tình yêu chân thật, mạnh mẽ, chín chắn và không bao giờ thay đổi.



Và đáng kinh hoàng, mọi việc lại bắt đầu từ chính trong nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)!

aohaiday.com - Cúm A/H1N1: Họ đã lừa nhân loại như thế nào?
Họ đã kiếm lợi nhuận trên sự sợ hãi của nhân loại.

Năm 1999, tổng giám đốc WHO quyết định thành lập SAGE với vai trò là nhóm cố vấn cho WHO về các chương trình văcxin và miễn dịch. Trong chiến dịch “đầu độc dư luận” của các tập đoàn dược phẩm theo cáo buộc của bác sĩ Wodarg, SAGE đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi là nhóm tư vấn cho các nước thành viên WHO nên mua loại văcxin nào và với số lượng bao nhiêu.

Ngày 7-1, bí mật xìcăngđan tham nhũng của SAGE bị đưa ra ánh sáng khi báo chí Phần Lan đưa tin Viện nghiên cứu THL ở Phần Lan đã nhận hơn 9 triệu USD tiền “nghiên cứu văcxin” từ Tập đoàn dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) trong năm 2009.

Điều đáng nói viện trưởng Viện THL là giáo sư Juhani Eskola, một thành viên của SAGE. Báo chí Phần Lan chỉ moi được thông tin này từ chính phủ sau khi viện đến Luật tự do thông tin Phần Lan.

“Thân” ở WHO, “hồn” tại… hãng dược

Với số tiền “hỗ trợ” này, GSK đã trở thành nguồn cung cấp tài chính lớn nhất của Viện THL. Truyền thông Phần Lan cho biết giáo sư Eskola là giám đốc Chương trình nghiên cứu văcxin Phần Lan. Sau khi Hãng GSK sản xuất loại văcxin cúm A/H1N1 có tên Pandemrix, chính Viện THL của giáo sư Eskola và WHO đã đề nghị Chính phủ Phần Lan tích trữ loại văcxin này.

aohaiday.com - Cúm A/H1N1: Họ đã lừa nhân loại như thế nào?

“Bác sĩ cúm” Albert Osterhaus – Ảnh: Onlinejournal

Theo quy định của WHO, các chuyên gia SAGE phải báo cáo mọi mối liên hệ tài chính, đặc biệt là các mối quan hệ tài chính với các tập đoàn dược phẩm, lương tư vấn và các nguồn thu khác… Tuy nhiên, trên thực tế giáo sư Eskola không phải là chuyên gia tư vấn của WHO duy nhất nhận tiền từ các hãng dược phẩm. Và WHO chưa bao giờ công bố thông tin này.

Nhật báo Phần Lan Thông Tin mới đây công bố danh sách các chuyên gia WHO có mối quan hệ tài chính chặt chẽ với các hãng dược phẩm. Theo danh sách này, bác sĩ Peter Figueroa, giáo sư Sở Y tế Jamaica, hiện là thành viên SAGE, đã nhận tiền từ Hãng Merck. Bác sĩ Neil Ferguson thuộc ĐH Imperial London nhận hỗ trợ tài chính từ các hãng Baxter, GSK và Roche. Giáo sư Malik Peiris thuộc ĐH Hong Kong, cũng là thành viên SAGE, nhận tiền từ Baxter, GSK và Sanofi Pasteur.

Cũng trong danh sách này, bác sĩ Arnold Monton thuộc ĐH Michigan (Mỹ) là cố vấn cho các hãng Chiron, GSK, MedImmune, Roche, Novartis, Baxter, Sanofi Pasteur và nhận tiền từ các hãng này. Bác sĩ Friedrich Hayden (Anh) là cố vấn cho các hãng MedImmune và Sanofi Pasteur, do đó nhận tiền từ các hãng này. Ngoài ra ông Hayden còn nhận tiền từ Roche, RW Johnson và SmithKline Beecham.

Tất cả thông tin này đều không có trên trang web của WHO. Từ trước đến nay các nhân vật danh tiếng này thường được WHO mô tả là các “chuyên gia độc lập”. Nhưng trên thực tế, tên của họ lại nằm trong bảng lương của các tập đoàn dược.

aohaiday.com - Cúm A/H1N1: Họ đã lừa nhân loại như thế nào?

Báo chí Phần Lan mô tả đây là dấu hiệu của “tình trạng tham nhũng có hệ thống” ở WHO.

Chuyện một chuyên gia y tế nhận tiền của các hãng dược trong “đại dịch” cúm A/H1N1 không phải là chuyện chưa từng bị phát hiện. Hồi tháng 7-2009, báo chí Anh đã lật tẩy việc giáo sư Roy Anderson, một cố vấn cấp cao cho Chính phủ Anh trong chương trình chống cúm A/H1N1, lại có chân trong ban quản trị GSK và nhận mức lương hơn 187.000 USD/năm. GSK đã bán một lượng lớn văcxin cúm A/H1N1 và kháng sinh cho Chính phủ Anh.

“Bác sĩ cúm” – kẻ gieo rắc sự sợ hãi

Ngoài các thành viên SAGE, theo báo chí Hà Lan, giáo sư Albert Osterhaus thuộc ĐH Eramus ở Rotterdam, Hà Lan, là một trong những nhân vật chính thổi phồng sự đe dọa tưởng tượng.

Được mệnh danh là “bác sĩ cúm”, giáo sư Osterhaus là chuyên gia Nhóm công tác tư vấn chính sách về văcxin cúm A của WHO, đồng thời là chủ tịch Nhóm công tác khoa học châu Âu về cúm (ESWI) cũng thuộc WHO.

Theo truyền thông Hà Lan, bác sĩ Osterhaus là người đóng vai trò tư vấn chủ chốt trong việc WHO công bố cúm A/H1N1 là “đại dịch”. Trước ngày 11-6-2009, khi tổng giám đốc WHO Margaret Chan công bố “đại dịch” cúm A/H1N1 đã lên cấp độ 6, bà đã có cuộc thảo luận đầy căng thẳng với nhóm SAGE và các chuyên gia khác của WHO, trong đó nổi bật là bác sĩ Osterhaus.

Suốt cả năm 2009, ông Osterhaus thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Hà Lan, cảnh báo về nguy cơ khủng khiếp của cúm A/H1N1. Trong khi đó, đến tháng 10-2009, báo chí Hà Lan phát hiện bác sĩ Osterhaus đã nhận hỗ trợ tài chính từ các hãng Baxter, Crucell, Novartis, Hoffman-La Roche, MedImmune, Nobilon, Sanofi Pasteur, MSD, GSK và Solvay. ESWI do ông Osterhaus làm chủ tịch cũng nhận tiền tài trợ của các hãng này.
Từ thời điểm đó, Chính phủ Hà Lan bắt đầu điều tra các hoạt động của bác sĩ Osterhaus.

Theo thông tin từ Ủy ban châu Âu, bác sĩ Osterhaus từng tham gia cuộc điều tra đại dịch SARS ở Hong Kong năm 2003. Từ năm 1997, khi cúm gia cầm H5N1 xuất hiện, ông Osterhaus vận động khắp Hà Lan và cả châu Âu cho lý thuyết virus H5N1 đã “biến đổi gen” và lây lan dễ dàng từ người sang người. Để chứng minh cho lý thuyết này, ông Osterhaus và các trợ lý bắt đầu thu thập phân gia cầm từ khắp Hà Lan để chứng minh sự tồn tại của virus H5N1 biến đổi gen.

Nhưng trên thực tế virus H5N1 không hề biến đổi gen và không dễ dàng lây lan từ người sang người.



Có khi nào bạn cảm thấy mình là kẻ bất hạnh nhất vì không giàu có? 9 điều dưới đây sẽ giúp bạn có được cảm giác thoải mái trong vấn đề tiền bạc.

Thay đổi cách suy nghĩ của bạn về tiền

Tiền, cũng như một con người, là một thứ đang tồn tại. Khi bạn thức dậy vào mỗi sáng và đi làm, bạn đang bán một sản phẩm - đó là chính bạn (hay nói cách cụ thể hơn đó là sức lao động của bạn). Khi bạn nhận ra rằng mỗi buổi sáng tài sản của bạn cũng thức dậy và có cùng tiềm năng làm những công việc như bạn, bạn sẽ nắm được một chìa khóa vàng trong cuộc sống của bạn.

Mỗi đồng tiền bạn dành dụm được cũng giống như có thêm “một người lao động”. Qua thời gian, mục đích của bạn là làm cho họ làm việc hiệu quả hơn, bạn sẽ có đủ tiền để thuê nhiều người lao động khác hơn (tức thu được nhiều tiền hơn). Khi bạn thật sự thành công, bạn sẽ không còn phải bán sức lao động của chính mình nữa.

Sức mạnh của một số tiền nhỏ

Một sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là nghĩ rằng mình phải bắt đầu mọi việc với một số tiền lớn như quân đội của Napoleon. Họ bị ám ảnh bởi tâm lý “không có đủ tiền”, hay nói cách khác là nếu bạn không đầu tư nhiều tiền thì bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có. Điều mà những người này không nhận ra đó là toàn bộ quân đội khi khởi đầu được xây dựng từ một người lính. Điều này cũng đúng đối với các vấn đề về tài chính.

Có rất nhiều tấm gương làm giàu từ những số vốn rất nhỏ. Quan trọng là bạn có biết cách tích lũy cho mình để phát triển số tiền nhỏ thành một số vốn lớn hay không? Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn trở thành một kẻ keo kiệt, nhưng bạn cần hiểu được bài học: dù chỉ một đồng thì vẫn có giá trị. Đừng xem thường những sự khởi đầu nho nhỏ.

Với mỗi đồng bạn tiết kiệm được, bạn đang mua sự tự do của mình

Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.

Vun đắp tương lai từ hôm nay

Nhiều người nói rằng, họ không muốn phí thời gian vào việc đầu tư cổ phiếu bởi không muốn đợi đến 10 năm sau mới có thể giàu có. Họ muốn tận hưởng cuộc sống và tiêu xài tiền mình làm ra ngay bây giờ. Lối suy nghĩ đó bây giờ không còn hợp thời nữa vì như thế bạn sẽ chỉ tồn tại trong 10 năm. Vấn đề đặt ra là sau đó liệu bạn có cảm thấy tốt hơn hay không? Hiện tại của bạn chính là kết quả tổng hợp của những quyết định mà bạn chọn trong quá khứ. Vậy tại sao bạn không tạo nên một bệ phóng vững chắc cho cuộc đời bạn trong tương lai ngay từ bây giờ?

Thay vì mua sắm hãy đầu tư và để dành

Một vài người tự hỏi tại sao họ không giàu có? Họ luôn cảm thấy nếu họ để dành tiền thì họ sẽ chẳng bao giờ kiếm thêm được nhiều hơn. Câu trả lời thật đơn giản. Họ hãy ngừng việc mua hàng hóa của các công ty mà bắt đầu mua chính công ty đó. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy gần 1/3 thu nhập của những người giàu đều được dùng để đầu tư và tiết kiệm. Đó không phải là kết quả của việc trở nên giàu có mà đó là lý do họ giàu có.

Biết khát khao và học cách để thành công, phấn đấu để cạnh tranh với những người thành công

Một nhà đầu tư tài giỏi đã nói rằng bạn hãy đưa ra những đặc điểm mà bạn ao ước và không thích nhất về một “thần tượng” nào đó của mình. Sau đó hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình để phát triển những đặc điểm bạn thích và loại bỏ những đặc điểm mà bạn không thích. Hãy cố gắng uốn nắn và biến mình thành kiểu người mà bạn muốn trở thành. Bạn sẽ tìm thấy rằng, bằng việc đầu tư cho chính bản thân mình trước thì tiền sẽ bắt đầu “chảy” vào cuộc sống của bạn. Sự thành công và giàu có sẽ sinh ra thành công và giàu có. Bạn phải tự tìm cách của mình để đi vào được vòng tròn đó. Bằng cách xây dựng “đội quân hùng hậu” của mình từ mỗi binh sĩ và làm cho đồng tiền của bạn phục vụ cho chính bạn.

Nhiều tiền không phải là câu trả lời cho tất cả

Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.

Nếu bố mẹ bạn không giàu có thì đừng đi theo vết xe đổ đó

Nếu bố mẹ của bạn không sống một cuộc sống mà bạn muốn thì đừng làm những điều mà họ đã làm. Bạn phải thoát khỏi tâm lý của những thế hệ trước nếu bạn muốn có một cuộc sống khác với họ. Bạn cần phải đạt được sự thoải mái về tài chính và thành công - cả hai thứ - dù gia đình bạn có thể có hoặc không. Một trong những phương pháp tốt là hãy đầu tư cho chính bản thân mình trước. Không có nơi nào khác để tiền của bạn có thể sản sinh nhiều cho bạn như khi bạn sử dụng nó để đầu tư vào việc làm ăn. Đó là sự nhìn xa trông rộng lâu dài và tuyệt vời.

Đừng lo lắng

Điều kỳ lạ của cuộc sống đó là nó không quá quan trọng rằng bạn đang ở đâu mà là bạn sẽ như thế nào, làm gì. Một khi bạn đã chọn lựa việc xây dựng một sự đảm bảo có giá trị, đừng để suy nghĩ thứ hai khác kiểu như “Sẽ thế nào nếu…” xuất hiện. Mỗi phút giây trôi qua, bạn đang trưởng thành hơn và càng gần hơn mục tiêu cuối cùng của mình - sự kiểm soát và tự do.

Một đồng tiền rơi vào tay bạn có nghĩa là một hạt giống cho tương lai tài chính của bạn. Nếu bạn siêng năng và có trách nhiệm, sự thịnh vượng về tài chính chắc chắn sẽ đến với bạn. Ngày đó sẽ đến khi bạn có thể trả được tiền mua xe, nhà hoặc bất cứ thứ gì khác. Cho đến khi đó, đừng quá lo lắng mà hãy biết tận hưởng cuộc sống và phấn đấu.



3

(SVVN) Tôi đã phát hiện ra rằng, danh tính của mình không phải là điều chắc chắn, rõ ràng và đương nhiên như mình tưởng. Bởi có những lúc, nếu ai đó buộc tôi chứng minh mình là ai, thì tôi không thể. Mọi chuyện bắt đầu khi tôi chuẩn bị phải trải qua một ca phẫu thuật.


Tôi cần có mặt ở bệnh viện lúc 5h15 sáng, tức là chúng tôi phải rời khỏi nhà lúc 3h45 sáng, cũng tức là chúng tôi phải dậy lúc 2h45 sáng. Mà tôi không thể ngủ được vào buổi đêm trước đó nên tôi coi như là đã thức trắng đêm.

Tôi rà soát lại tất cả các chi tiết trong đầu mình. Tôi rất lo lắng.
Về sau, tôi biết được rằng, khi cô y tá đo huyết áp cho tôi thì nó là 157/84 – rất cao.
- Anh hơi lo sợ phải không? – Cô y tá hỏi.

Tôi mỉm cười và cố lẩm bẩm trả lời rằng không sao cả, nhưng tôi… sợ quá nên nói chẳng thành câu. Và vào lúc đó, tôi cần phải nhớ những gì mình có thể làm, không thể làm và không nên làm. Để tất cả mọi thứ như ví, tiền và tư trang có giá trị ở nhà là lời khuyên của các bác sĩ. Tháo bỏ các loại đồ trang sức, ví dụ như như cái khuyên rốn của tôi, là điều bắt buộc.

Ôi trời, cả chìa khoá ôtô và điện thoại di động cũng phải bỏ ở nhà. Chính điều này làm tôi thấy bất an. Tôi đi đâu, lúc nào cũng liên tục kiểm tra chìa khoá xe ôtô và điện thoại.
Chúng tôi đến hơi muộn, và được đưa tới phòng đợi, rồi vài phút sau, tôi được dẫn vào phòng số 3. Trong đó thì tình hình càng tệ hơn.

- Anh hãy bỏ tất cả trang phục ra, cả đồ lót nữa – Một cô y tá nói. Rồi cô ấy chỉ vào một thiết bị nhỏ có đính một thứ như cái kẹp.

- Đây là thiết bị theo dõi. Anh hãy đính nó vào mình.

Rồi cô ấy quay người, kéo rèm lại và bỏ đi. Thôi được, bỏ trang phục ra và đính một thiết bị theo dõi… vào đâu? Tôi đã tháo khuyên rốn rồi nên có lẽ chả còn chỗ nào mà đính! Vừa lúc đó, cô y tá quay lại, đưa cho tôi một cái túi to và bảo bỏ tất cả tài sản cá nhân vào đó.

Trong vòng nửa giờ tiếp theo, có một số người vào gặp tôi và ai cũng hỏi những câu giống nhau:
- Tên anh?
- Ngày sinh?
- Anh vào đây làm gì?
- Anh được chỉ định điều trị như thế nào?

Tôi lặp đi lặp lại những câu trả lời, và chợt nhận ra rằng nếu bây giờ tôi có nói bừa một cái tên khác, có lẽ người ta cũng sẽ ghi và tôi hầu như không thể chứng minh được mình là ai.
Cô y tá ban đầu lại vào:

-Anh chuẩn bị được phẫu thuật. Chỉ là một ca đơn giản thôi, anh đừng lo. Người nhà anh đã làm xong các thủ tục, họ đều đang đợi anh ngoài kia, yên tâm nhé.

Tôi cũng nhận ra rằng tất cả những thứ mà tôi vẫn nghĩ là mình có, là quan trọng, luôn kè kè bên người tôi (có khi kể cả lúc ngủ), đều nằm trong cái túi lúc nãy: ví, điện thoại và chìa khoá xe.

Thực tế là, vào một ngày nào đó, chẳng thứ gì trong số những thứ đó là quan trọng nữa. Nhưng những mối liên kết con người với con người, giữa tôi với gia đình mình, thì chẳng cần gì chứng minh cả, nhưng vẫn luôn tồn tại.

Những con người mà tôi yêu thương sẽ luôn biết tôi là ai và họ cần làm gì cho tôi. Cho dù tôi chẳng cần giấy tờ, chẳng cần ví, điện thoại hay chìa khoá xe.



1

(SVVN) "Rằng cuộc sống có những cách giải quyết vấn đề rất kỳ diệu (và bí ẩn). Tôi nhận ra rằng phương châm sống mà tôi vẫn làm theo suốt cả cuộc đời – là giấc mơ chính là thứ để dựng nên thực tế, và đừng bao giờ bỏ cuộc, bởi không bao giờ là quá muộn – đã là đúng đắn... "

Ở tuổi 17, giống như rất nhiều cô gái trẻ khác, tôi bị mê hoặc bởi một cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay tới châu Âu. Cô ấy, đối với tôi, như thể một nữ thần. Tôi không thể rời mắt khỏi cô: tôi nhìn cô thực hiện các trách nhiệm của mình, trang phục hoàn hảo, tóc búi gọn, móng tay sạch sẽ.

Tôi ở châu Âu 3 tuần và tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là chuyến bay về nhà, để lại được nhìn thấy một cô tiếp viên hàng không nữa. Ở tuổi 19, tôi học đại học năm thứ hai và không chắc nên chọn chuyên ngành nào.

Tôi ghi danh vào ngành Khoa học Nhân văn, nhưng không hứng thú lắm. Sâu thẳm trong tim mình, tôi vẫn mong được trở thành giống như cô tiếp viên hàng không mà tôi nhìn thấy hai năm trước.

Tôi quyết định nộp đơn vào ngành hàng không. Tôi theo đuổi quá trình khó nhọc này suốt 3 năm, mà hồi đó còn không có máy tính, không có e-mail.

Tất cả giấy tờ đều được ghi bằng tay và chuyển bằng bưu điện.

Nhưng rồi từng lá thư gửi đến, nói rằng họ cảm ơn nhưng rất tiếc phải thông báo rằng họ đã tìm được người khác phù hợp. Năm này qua năm khác, tôi tiếp tục theo đuổi giấc mơ, cho đến khi, cuối cùng, tôi nhận ra rằng hẳn tôi phải thiếu một điều gì đó khiến tôi không được nhận.

Đó đúng là một thực tế đáng thất vọng. Tôi ngừng gửi các bản đăng ký và đẩy đam mê sâu sắc của mình vào sâu trong lòng, đi tiếp với cuộc sống của mình, mà không có các hãng hàng không.

Sự nghiệp của tôi suốt nhiều năm sau đó đều có liên quan tới một ngành: dịch vụ khách hàng. Dù là một nhân viên lễ tân hay ở cấp bậc quản lý, tôi luôn là người đối diện với công chúng.

Tôi sinh đôi hai cậu con trai, rồi sinh đứa con thứ ba. Một năm sau đó, tôi ly dị. Cuộc sống rất khó khăn. Tôi tuyệt vọng về tài chính, ngập trong những trách nhiệm, mà chỉ có ba cậu con trai mới giúp tôi vượt qua được.

Trong suốt thời gian đó, niềm đam mê được bay vẫn luôn bám đuổi tôi. Nhưng vai trò của người làm mẹ vẫn được đặt lên trước. Ba đứa con là cuộc sống của tôi, và tôi cứ tiếp tục như vậy. Chúng lớn lên, tốt nghiệp trung học và vào đại học. Khi con út của tôi sắp tốt nghiệp trung học cũng là lúc tôi thất nghiệp.

Một thời gian sau đó, tôi xem chương trình TV tên là “Hàng không”, nói về một nữ tiếp viên hàng không là goá phụ 50 tuổi, tên là Billy, sống một mình vì các con đều đã lớn và ra ở riêng. Bà ấy nói bà ấy thích tiếp xúc với con người. Bà đọc một quảng cáo là hãng hàng không Southwest tuyển tiếp viên nên quyết định đến xem có những vị trí nào. Sau một quá trình tuyển dụng vất vả, thật ngạc nhiên, bà được nhận và tham gia luyện tập. Billy tỏ ra rất phấn khởi. Và ước mơ của tôi lại trỗi dậy.

Tôi theo đuổi một hãng hàng không ở địa phương để không phải chuyển nhà. Phải ba tháng sau đó hãng hàng không này mới mở chi nhánh ở chỗ tôi, nhưng tôi luôn sẵn sàng. Cho dù họ thuyết phục tôi rằng nghề này rất cực nhọc, tôi cũng không quan tâm.

Ba tuần tập huấn bao gồm một khối lượng kiến thức khổng lồ (mà tôi đã nghiên cứu suốt 30 năm), thi, tập sơ tán, và nhìn những người học cùng lớp mình bị mời về vì không đủ tiêu chuẩn. Vào tháng Tư, tôi thi kỳ thi cuối cùng và vượt qua. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ được lúc nhận bằng tốt nghiệp khoá huấn luyện là công sức tôi học tập và theo đuổi ngành hàng không suốt 30 năm không phải là uổng phí.

Rằng cuộc sống có những cách giải quyết vấn đề rất kỳ diệu (và bí ẩn). Tôi nhận ra rằng phương châm sống mà tôi vẫn làm theo suốt cả cuộc đời – là giấc mơ chính là thứ để dựng nên thực tế, và đừng bao giờ bỏ cuộc, bởi không bao giờ là quá muộn – đã là đúng đắn.

Cho đến nay, dù đã hơn 50 tuổi, tôi vẫn là một tiếp viên hàng không và tôi yêu thích từng phút trong công việc của mình, trong suốt 5 năm qua.

Có một lần, khi tôi hạ cánh xuống sân bay quê nhà ở Detroit, ba cậu con trai của tôi đứng sẵn đợi mẹ, mỗi đứa cầm một bông hồng đỏ. Chúng nói rằng chúng muốn cho tôi thấy tình yêu và sự ủng hộ của chúng đối với một phụ nữ đã chấp nhận rủi ro và thử thách để theo đuổi mơ ước của mình (ở tuổi 50), một người tin rằng mình đủ mạnh mẽ để thử, để được khoác vào người bộ đồng phục mà mình đã đợi cả cuộc đời.



Chuyến bay đâm vào tòa tháp đôi ở New York ngày 11/9/2001 có số hiệu tên là Q33N.

Hãy gõ tên số hiệu chuyến bay này vào bộ soạn thảo Word, sau đó phóng đại font lên cỡ chữ 72, và cuối cùng là đổi font chữ thành font Wingdings … Kết quả cực kì bất ngờ! Không tin thử làm xem. Phải chăng đây là định mệnh !!!! Các bạn có tin không? Hình hiện ra bất ngờ quá phải không? Đến nay vẫn ko ai có thể lý giải nổi tại sao kí hiệu chuyến bay lại trùng với hình đó như vậy,các bạn hãy coi và làm thử xem đó là hình gì nhé!

Thông tin về chuyến bay định mệnh:

Chuyến bay 93 của United Airlines là một chuyến bay do máy bay Boeing 757-222 bay từ sân bay quốc tế Newark (sau được đổi tên thành sân bay quốc tế Tự Do Newark) đến San Francisco. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, chiếc máy bay đã bị 4 tên không tặc kiểm soát buồng lái (nằm trong kế hoạch khủng bố 11 tháng 9, được biết đến như Sự kiện 11 tháng 9) nhằm tấn công tự sát vào nước Mỹ. Tuy nhiên, chuyến bay không thể đến được mục tiêu dự định mà nó đã đâm xuống Shanksville, Pennsylvania, cách thủ đô Washington, D.C. khoảng 240 km theo hướng tây bắc. Ủy ban 11 tháng 9 kết hợp qua lời nhân chứng cùng việc nghe lại cuộc ghi âm điện thoại và hộp ghi dữ liệu bay, đã kết luận rằng: “hành khách và phi hành đoàn đã chống lại bọn không tặc”. Để chống lại sự kháng cự này, 4 tên không tặc đã cho đâm máy bay xuống Shanksville làm thiệt mạng toàn bộ phi hành đoàn và hành khách (kể cả chúng).
Ủy ban công bố phi công LeRoy Homer, các tiếp viên CeeCee Lyles và Sandra Bradshaw, các hành khách Todd Beamer, Mark Bingham, Tom Burnett, Andrew Garcia, Jeremy Glick và Richard Guadagno cùng một số người khác đã đứng lên chống bọn không tặc.
Bốn tên không tặc là: Ziad Jarrah, Ahmed al-Haznawi, Ahmed al-Nami, Saeed al-Ghamdi.

Bối cảnh

Ba chiếc phi cơ khác cùng bị cướp trong ngày là các máy bay được sử dụng cho Chuyến bay số 11 của hãng hàng không American Airlines, chuyến bay số 175 của United Airlines và chuyến bay số 77 của American Airlines. Không giống ba chuyến bay kia, chuyến bay số 93 có bốn chứ không phải năm, tên không tặc trên máy bay:
Bọn không tặc sử dụng dao và lên tiếng hăm doạ đã đặt bom trong buồng lái.
Chiếc phi cơ Boeing 757-222 đang trên lộ trình buổi sáng từ Phi trường Quốc tế Newark ở Newark, tiểu bang New Jersey gần Thành phố New York đến Phi trường Quốc tế San Francisco gần San Francisco, California (EWR-SFO). Máy bay có 182 ghế nhưng chỉ có 37 hành khách (trong đó có 4 tên không tặc) và 7 nhân viên phi hành đoàn: 2 phi công, phi công trưởng Jasan Dahl và phi công phụ, LeRoy Homer, cùng 5 tiếp viên hàng không. Bốn tên không tặc lên máy bay với vé hạng nhất.

Chuyến bay

Ủy ban 11 tháng 9 đã công bố chi tiết về chuyến bay 93.
Chuyến bay cất cánh vào lúc 8 giờ 42, giờ địa phương, 42 phút trễ hơn dự định. Nếu chuyến bay đã cất cánh đúng giờ, có lẽ nó đã bị không tặc cùng lúc với 3 chuyến còn lại, và hành khách đã không có cơ hội chống cự.
9 giờ 42 phút sáng, tổ lái nhận được một thông điệp từ kiểm soát không lưu, cảnh báo về nguy cơ đột nhập vào buồng lái. Nội dung thông điệp là “Beware any cockpit intrusion — two a/c [aircraft] hit World Trade Center” (Thận trọng việc xâm nhập buồng lái — hai phi cơ đã đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới). 2 phút sau, phi công yêu cầu xác minh thông điệp (đó là liên lạc cuối cùng của chuyến bay 93 với mặt đất). 2 phút sau nữa, bọn không tặc đã chiếm giữ được máy bay.
Khoảng 9 giờ 28, kiểm soát không lưu ở Cleveland tình cờ nghe được một số tiếng thét từ buồng lái của chuyến bay. 40 giây sau, nhiều tiếng la thét nũa đã được nghe. Trong khoảng thời gian trên, máy bay hạ độ cao 200 m. Kiểm soát không lưu đã cố liên lạc, tuy nhiên đã không có hồi âm. 9 giờ 32 phút, kiểm soát không lưu nhận được một thông điệp tiếng Anh phát âm theo kiểu Ả Rập (có thể là từ Ziad Jarrah – tên không tặc đang điều khiển phi cơ). Nội dung thông điệp đó như sau “Ladies and gentlemen, here [is] the captain, please sit down, keep remaining sitting. We have a bomb on board. So sit.” (Thưa quý ông quý bà, đây là phi trưởng, xin làm ơn ngồi xuống, giữ yên vị trí. Chúng ta có một quả bom trên máy bay. Vì thế hãy ngồi xuống.”) Rõ ràng là thông điệp vô tình được gửi đến kiểm soát không lưu, thay vì đến với hành khách.
Chuyến bay chuyển ngược hướng lại, bay về phía tây. 9 giờ 39, kiểm soát không lưu lại tình cờ nghe thấy giọng nói: “Uh, this is the captain. Would like you all to remain seated. There is a bomb on board, and [we] are going back to the airport, and to have our demands [unintelligible]. Please remain quiet.” (Ờ, đây là phi trưởng. Xin các bạn ở trong ghế của mình. Có một quả bom trên máy bay, và chúng tôi/ta đang quay trở lại phi trường, và để cho yêu cầu của chúng tôi [không hiểu?] Xin giữ im lặng.)
10 giờ 03 sáng, chiếc máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania. Theo lời kể của nhân chứng, chiếc máy bay bay bay chổng ngược và lắc lư trước khi đâm xuống mặt đất. Vận tốc va chạm là khoảng 933 km/h. Sự va chạm đã tạo nên một hố sâu 35 m. Tất cả những người trên máy bay thiệt mạng.

Mục tiêu của vụ không tặc là nhắm vào Washington, D.C., đâm vào Nhà Trắng hoặc nhiều cơ hội hơn là Điện Capitol. Mặc dù thiệt hại về người không cao hơn, nếu như bọn không tặc đã thành công (vì cả hai tòa nhà đều đã được di tản vào lúc 9 giờ 45) nhưng nó tạo hậu quả tâm lý nặng lên công chúng Mỹ.

Những cuộc gọi

Phần lớn diễn biến trên chuyến bay được tái tạo từ những cuộc gọi của hành khách và phi hành đoàn. Các cuộc gọi này được thực hiện qua hệ thống điện đàm trên phi cơ và qua điện thoại di động. Mười hành khách và hai thành viên phi hành đoàn đã thực hiện thành công những cuộc gọi ngay sau khi máy bay bị chiếm giữ. Những cuộc gọi này giúp hình thành bức tranh chi tiết dù chưa hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra trong chuyến bay.
Tất cả đều nói rằng có ba (không phải bốn) tên không tặc. Có lẽ một trong số bốn tên không tặc (có thể là Jarrah, ngồi ở hàng ghế đầu – ghế số 1B – có nhiệm vụ lái máy bay) đã vào phòng lái ngay từ khi chúng tiến hành cướp máy bay và không xuất hiện trở lại.
Trong khoang hành khách, ba tên không tặc quấn khăn đỏ lùa phần lớn hành khách và phi hành đoàn về phần đuôi. Hai tên vũ trang bằng dao, tên thứ ba cầm một hộp được cho là có chứa một quả bom. Số hành khách còn lại bị giữ ở khoang hạng nhất. Trước đó, một nam hành khách bị đâm, giới chức thẩm quyền cho rằng người này có lẽ là Mark Rothenberg, hành khách duy nhất trên khoang hạng nhất đã không thực hiện một cuộc gọi nào. Một nữ tiếp viên bị giữ lại ở phòng lái và có lẽ đã bị đâm chết – hầu như chắc chắn là Debra Welsh, phụ trách tài vụ của chuyến bay.
Qua các cuộc gọi, hành khách và phi hành đoàn chuyến bay số 93 biết được số phận của các chuyến bay 11, 175, và 77.
Một hành khách ở khoang hạng nhất, Tom Burnett, gọi bốn lần cho vợ và báo cho biết về vụ không tặc; vợ ông báo động với FBI. Burnett miêu tả cái chết của người hành khách nam, hỏi thăm tin tức về các chuyến bay kia và kết thúc cuộc gọi thứ tư với câu nói: “Đừng lo. Chúng tôi sắp làm điều gì đó”.
Một hành khách khác ở khoang hạng nhất, Mark Bingham, gọi cho mẹ và thuật lại rằng có ba tên không tặc đã chiếm giữ máy bay, dù không đưa ra chi tiết nào về chúng. Rõ ràng là cuộc gọi bị cắt khi sắp kết thúc, sau đó Bingham đã không trả lời những cuộc gọi từ bạn bè và người thân.
Một hành khách khác ở khoang hạng nhất, Edward Felt, gọi 911 để tìm kiếm thông tin về vụ không tặc, nhưng cuộc gọi cũng bị cắt đứt.
Một hành khách tên Jeremy Glick gọi cho vợ ở New York và thuật rằng có ba người đàn ông cướp máy bay, một người đeo bên hông một hộp màu đỏ, cho biết đó là một quả bom. Jeremy hỏi vợ có phải đúng là có những máy bay khác đã đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới như ông đã nghe nói từ các hành khách khác, rồi nói tiếp anh sẽ tham gia vào “cuộc tấn công (dọc lối đi dẫn đến phòng lái)”.
Todd Beamer, một hành khách khác, cố gọi về nhà qua hệ thống điện đàm trên máy bay nhưng lại gặp Lisa D. Jefferson, một điện thoại viên tại trung tâm dịch vụ GTA Airphone ở Oak Brook, Illinois. Cuộc gọi kéo dài 13 phút, trong đó Beamer cho biết có một hành khách bị giết, một phi công và một sĩ quan bị thương nặng. Khi ấy phi cơ đổi hướng bay về phía đông nam làm Beamer hoảng sợ trong một lúc. Về sau, Beamer báo cho biết một số hành khách trên phi cơ đang chuẩn bị tấn công bọn không tặc. Sau khi cùng Jefferson đọc bài Cầu nguyện chung (kinh Lạy Cha), Beamer thốt lên, “let’s roll”. “Let’s roll” trở thành câu khẩu hiệu trên toàn quốc, được Tổng thống George W. Bush nhắc đến vài lần trong các bài diễn văn của ông.
Những người khác đã liên lạc được với người thân gồm có Honor Elizabeth Wainio, một hành khách (cô gọi cho mẹ kế, “Mẹ ơi, máy bay đã bị cướp. Con gọi cho mẹ để nói lời từ biệt”), cùng hai tiếp viên phi hành CeeCee Lyles (CeeCee gọi cho chồng để nói rằng cô yêu chồng và các con biết bao) và Sandra Bradshaw.
Không ai biết chính xác điều gì xảy ra sau đó, nhưng theo băng ghi âm của hộp đen, nhóm hành khách đã không kịp xông vào phòng lái trước khi phi công (không tặc) cho máy bay lao xuống đất. Hành khách đã không thể dành lại quyền kiểm soát chiếc máy bay, nhưng họ đã phá hỏng được âm mưu của bọn không tặc.

Hộp đen

Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay và băng ghi âm phòng lái được tìm thấy chiều ngày 13 tháng 9 năm 2001, nằm sâu dưới đất 25 feet (8 m) tại chỗ máy bay rơi. Chỉ có bản sao là được công bố. Tháng 4 năm 2002, trong một động thái không có tiền lệ, băng ghi âm phòng lái được FBI phát lại cho thân nhân các nạn nhân nghe. Những chi tiết khác được công bố bởi Uỷ ban 9/11 vào tháng 7 năm 2004.
Bản sao băng ghi âm phòng lái được công bố trong vụ án xét xử Zacarias Moussaoui, nhưng băng gốc vẫn còn giữ kín. Vào đầu bản sao, có giọng nói của một phụ nữ xin tha chết. Có lẽ đây là một tiếp viên hàng không.
Cuộn băng ghi lại tiếng kêu “Allahu Akbar” (Allah vĩ đại), tiếng la “Bắt lấy chúng!” và “Trong phòng lái. Nếu không, chúng ta sẽ chết”, rồi có tiếng la khóc và những âm thanh khác, sau đó là im lặng. Có tiếng bát đĩa vỡ cho biết một xe đẩy thức ăn được dùng để phá cửa phòng lái. Băng ghi âm cũng cho thấy giả thuyết phi công LeRoy W. Homer Jr. bị thương là không đúng vì bọn không tặc đã nói, “Báo cho chúng biết, bảo hắn nói với viên phi công. Bắt viên phi công lại” cho thấy chúng gặp khó khăn khi đang cố kiểm soát phi cơ và cần có sự giúp đỡ của LeRoy Homer.
Có vẻ như bọn không tặc rút vào phòng lái trước khi bị tấn công. Có thể nghe tiếng chúng cầu nguyện, trấn an lẫn nhau, và bàn cãi về các tình huống khác nhau bằng tiếng Ả Rập, liệu có nên dùng búa cứu hoả trong phòng lái để tấn công những người bên ngoài hay cắt nguồn oxyzen để dập tắt cuộc tấn công. Jarrah nói “Thế à? Sao không chấm dứt luôn?” Một không tặc khác trả lời “Chưa. Khi bọn chúng xông vào, mình mới cho chấm dứt.” Jarrah lại nói “Vậy hả? Cho đâm xuống đất, phải không?” một không tặc khác trả lời, “Phải, cho đâm xuống đất.” rồi tiếp “Lao xuống! Lao xuống!”
Theo Uỷ ban 9/11, băng ghi âm cho thấy, không như nhiều người lầm tưởng, hành khách đã không vào được phòng lái. Cũng có thể họ đột nhập được vào phòng lái nhưng đã quá trễ vì máy bay đang lao thẳng xuống đất với tốc độ gần 600 mph (970 km/h). Uỷ ban 9/11 xác định rằng chính những nỗ lực của phi hành đoàn và hành khách của chuyến bay số 93 đã phá hỏng âm mưu của bọn không tặc nhắm huỷ diệt Điện Capitol hoặc Toà Bạch Ốc.

Tuyên dương

Tất cả thành viên phi hành đoàn và hành khách (đương nhiên là trừ bọn khủng bố) đã được phong tặng Huy chương danh dự cùa Quốc hội. Ngoài ra, họ còn được Nhà nước Hoa Kỳ tôn vinh vào ngày 10 tháng 9 năm 2002. Ngày 24 tháng 9 năm 2001, Tổng thốngGeorge W. Bush gặp gỡ đặc biệt gia đình các nạn nhân trong chuyến bay 93 tại Nhà Trắng.

Sau ngày 11 tháng 9, một lá cờ Mỹ cũng được treo ở cổng 17A, nơi trước đây chuyến bay 93 đã khởi hành đi San Francisco, nhưng không bao giờ tới được. Lá cờ được tháo đi sau này. Phía dưới cổng này cũng có một khu tưởng niệm các phi hành đoàn đã thiệt mạng trong chuyến bay.
Tuyến bay vẫn hoạt động, được đổi tên thành chuyến bay 81. Một vị khách đặc biệt đã bay chuyến bay này là Lisa Beamer, vợ của Todd Beamer – người đã cùng với nhiều hành khách khác cố chống cự lại bọn khủng bố. Bà Beamer muốn chứng tỏ rằng nước Mỹ sẽ không ngần ngại bay, mặc dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra.

Phim tư liệu Flight 93 và bộ phim United 93 cũng đã được phát hành, nội dung nói về chuyến bay 93 này.

Tổng thống và phu nhân đặt vòng hoa tưởng các nạn nhân chuyến bay 93 (1 năm sau sự kiện)

http://www.webtrangsuc.com/Teghe/2009/12/23/93crashsite.jpg

Hiện trường vụ tai nạn

http://www.webtrangsuc.com/Teghe/2009/12/23/World%20Trade%20Center.JPG

Hình ảnh kinh hoàng mà nhiều người dân Mĩ chứng kiến hôm đó sẽ không bao giờ quên

http://www.webtrangsuc.com/Teghe/2009/12/23/wtc1.jpg

Ngày 11/9/ 2001 ảm đạm



HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?