Cứ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, thì hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ đổ ra đường trong những trang phục truyền thống, chơi các trò lừa nhau, đục khoét quả bí ngô, đớp táo. Vậy thì phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâủ 
Giữa năm 1000 và 100 sau công nguyên, Người Kentơ tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Driud. Chính vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự rị và nhường chỗ cho thần chết và thần Samhain.

Lễ hội bắt đầu vào ngày 1 tháng 11, khi mà người ta cho rằng linh hồn của người chết quoay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông và đây cũng là thời điểm kết thúc một năm, là đêm mà người chết đi lại tự o.

Trò Trick for treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Driuds cho rằng người chết sẽ đến lừa con người, gây hoang mang lo sợ và phá hoại con người. Những xác ma đi lại ăn xin và chúng đến nhà nào thì gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng.

Trò “đớp táo”: Khi người Kentơ bị người La Mã xâm chiếm, thì theo đó nhiều phong tục của người La mã cũng du nhập vào đất Kentơ, trong đó có lề hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma, vị thần này thường xuất hiện hoá trang trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó đã xuất hiện nhiều trò chơi liên quan đến loại quả này trong lê hội Samhain.

Lễ hội đèn lồng: Trẻ em ở Ailen thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và quả bí đao trong lễ hội Halloween. Người ta tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến Jack, một vị thánh trong truyền thuyết của người Ailen, ông rất thông minh và khôn khéo nhưng lại phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết ông không được lên thiên đàng cũng như không được xuống địa ngục. Và do đó ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân, và hơi ấm duy nhất để sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối.

Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày nay nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm ngày này. Một số người theo các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm lễ hội này nhưng coi đó là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức kỷ niệm lễ hội tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội này mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi rất bổ ích và lý thú.

PHONG TỤC HALLOWEEN:

Halloween là một ngày hội được tổ chức hàng năm, thế nhưng nó được tổ chức để kỷ niệm cái gì và bắt nguồn từ đâủ Ðây có phải là một trò thờ cúng ma quỷ hay là chỉ là những vết tích của nghi lễ cổ xưa ở những người ngoại giáo


Từ “Halloween” bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ thánh của người Thiên chúa giáo để bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Kentơ (Ailen) mùa hè kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieotrồng) và ngày này chính thức bắt đầu một năm mới của người Kentơ.

Người ta kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của những người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên đây chỉ là ước vọng của con người vào một cuộc sống khác sau khi chết. Người Kentơ tin rằng, trong thời gian lễ hội Samhain thần linh sẽ cho phép người trần và những linh hồn địa ngục có thể hoà đồng.

Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình và vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.

Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Kentơ dập tắt lửa trong nhà đi không phải để xua đuổi những linh hồn người chết mà họ làm như thế để sau đó họ sẽ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ailen.

Halloween snap apple night by Daniel Maclise 1832 painting

Nhưng nhiều người lại cho rằng, người Kentơ dùng tục lệ thiêu sống những ai mà họ cho là đã bị linh hồn người chết nhập vào, để làm bài học cho những linh hồn khác. Mặt khác, theo nhiều bằng chứng lịch sử của người Kentơ thì những hiện tượng trên đều là hoang tưởng.

Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Kentơ thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ đã bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, tục lệ này đã mất dần đi và chỉ còn mang tính chất nghi thức. Do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, cho nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.

Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ailen sang Mỹ vào những năm 1840, tục lê. Halloween đã được du nhập vào Mỹ cùng với nhiều trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào

Tuy nhiên, ngày hội “nói dối” được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục “cầu hồn” của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9, mà không phải bắt nguồn từ người Kentơ. Ngày 2/11 là ngày cầu hồn, vào ngày này người theo đạo Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin “bánh cầu hồn”, đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy lạp. Người đi xin càng nhận được nhiều bánh thì họ càng cầu được nhiều cho những linh hồn đã siêu thoát của người thân của gia chủ. Vào những ngày này, người ta cho rằng linh hồn chưa hoàn toàn siêu thoát và do đó nhờ có lễ cầu hồn họ mới thự sự ên cõi thiên đàng.

Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ailen. Theo truyền thuyết kể lại rằng, Jack là một con người nổi tiếng vì nghiện rượu và vì rất thông lanh lợi, anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây. Sau đó anh khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ ở trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ là nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống.

Sau khi chết, Jack không được lên thiên đàng bởi vì anh đã phạm nhiều tội lỗi, nhưng anh cũng không được xuống địa ngục bởi vì anh đã lừa con qủy đó. Thay vào đó con quỷ đã đưa cho anh một cục than hồng để Jack thắp sáng đường trong đêm tối giá lạnh. Cục than hồng được đặt trong củ cải thánh để giữ cho nó không bị tắt.

Người Ailen đã dùng những củ cải để thay cho đèn lồng của Jack, nhưng do nạn di cư sang Mỹ người ta phát hiện ra quả bí ngô sáng hơn quả bí đao và do đó sau này đèn lồng ở Mỹ mới được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng ở trong.

Mặc dù một số tín đồ tội lỗi có theo tục lê. Halloween, nhưng vào ngày này bọn chúng vẫn không ngừng gây tội ác. Ngày hội Halloween không chỉ còn là ngày hội năm mới của người Kentơ hay ngày cầu thánh của người Châu Âu nữa. Ngày nay nhiều nhà thờ vào ngày đó vẫn tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em,vào ngày đó mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi.

Chuyện về quả táo Pomona 

Cây táo từ lâu đã được gắn với hình ảnh nữ thần bất tử và trí tuệ. Nếu bổ ngang một quả táo, sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…!

Chuyện về những chiếc đèn bằng bí đỏ.


Bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian Ailen thế kỷ 18, Jack - là một người Ailen - đã lừa được con quỷ trèo lên một cây táo rồi giam giữ con quỷ bằng các cành cây. Đến khi chết, anh ta đã không được lên thiên đường vì tội lỗi này. Con quỷ thâm thù cũng không cho anh ta xuống địa ngục. Vì thế anh ta buộc phải lang thang vĩnh viễn trên trái đất. Con quỷ tỏ chút thương hại đã cho anh ta một mẩu than để thắp sáng trên các nẻo đường. Jack đã để hòn than đó vào trong một củ cải và từ đó đã trở thành phong tục đặt những ngọn nến vào quả bí đỏ trong ngày lễ Halloween.

HALLOWEEN

Là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm chủ yếu là ở Bắc Mỹ và châu Âu.Những năm gần đây nhiều nơi ở Việt Nam đã du nhập lễ hội Halloween. Mình gửi các bạn 1 ít thông tin về lễ hội này xem cho vui nhé.Có nhiều hình cũng dễ thương nhưng không post len được,đành chịu vậy!!! Chúc các bạn Halloween vui ve! 

Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween. 

Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celtic dâng cúng lễ vật để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí. 
Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, người ta hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải, tục này còn lưu truyền đến hôm nay vào ngày lễ Halloween. 

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính cho mỗi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh (All Saints'Day), để làm lễ dành cho các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn (All Soul's Day - 2/11). 

Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.

Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờđây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day.



This entry was posted on 10/30/2008 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

1 nhận xét:

    Nặc danh nói...

    cảm ơn người đã đăng bài viết này.I love halloween

  1. ... on lúc 20:34 30 tháng 10, 2010  

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?