Người Pháp là vô địch thiên hạ về hôn. Khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, đàn ông Pháp có quyền hôn bất cứ người phụ nữ nào mình thích. Với họ, nụ hôn mang tính xã giao diễn ra hằng ngày như một đòi hỏi tất yếu. Từ người già đến em nhỏ đều biết khi nào phải hôn, hôn vào đâu và hôn mấy lần. Họ cho rằng tặng nhau nụ hôn không phải là chuyện khó, vì thế không cần trốn tránh hay phủ nhận điều này

Không “đếm xỉa” đến lợi ích của nụ hôn xét theo khía cạnh khoa học, những người La Mã, Hy Lạp, Do Thái thời cổ đại coi nụ hôn là cử chỉ thân thiện, thể hiện tình bằng hữu. Khi gặp nhau, họ thường hôn lên hai má của người đối diện. 

. Trong khi đó, ở Anh, Đức và các nước Bắc Âu, người dân bảo thủ hơn trong quan niệm về hôn. Minh chứng điều này là hồi tháng 10 vừa qua, nữ thủ tướng Merkel từng yêu cầu đại sứ quán Đức tại Paris gửi một lá thư tới văn phòng tổng thống Pháp, trong đó ngụ ý nói bà Merkel cảm nhận quá đủ tình bạn nồng ấm của ông Sarkozy trong các lần gặp mặt, nhưng bà không thoải mái khi tổng thống Pháp ôm, đặt tay lên vai, vỗ tay vào lưng và hôn bà. 

Tuy nhiên, hồi cuối thế kỷ 15, người Anh rất thạo hôn và nụ hôn từng được ví với bệnh dịch. Năm 1466, một quý tộc vùng Bohemian mô tả: “Khi bước vào nhà trọ, theo phong tục của người Anh thì nữ chủ nhân và cả nhà đều đứng dậy đón khách. Họ nhiệt tình mời khách bằng cách mỗi người hôn khách một lần. Phong tục này cũng phổ biến như lệ bắt tay thời hiện đại”. Ở Mỹ, đến thế kỷ 19 vẫn có đạo luật cấm vợ chồng hôn nhau vào ngày lễ và hôn nhau ngoài đường phố. Người Mỹ chú ý hôn tay và tập tục này cũng lắm điều kiêng kỵ, quan trọng nhất là không nắm tay của đối phương một cách quá thô bạo, mà chỉ cần nhẹ nhàng đặt môi lên. Cũng có cách hôn tay hững hờ, người đàn ông không để môi đụng đến da tay người phụ nữ. Đặc biệt, người Mỹ không bao giờ hôn vào những đôi tay đeo găng. Trong trường hợp này, người phụ nữ có nhã ý thì tự tháo găng. Nếu không, người đối diện phải hôn lên chỗ khác.

Tại châu Phi, người dân xem việc hôn tù trưởng là một niềm vinh dự cho mình. Kẻ thấp hèn được phép hôn chân, người cấp bậc cao mới được hôn má. Trong cộng đồng dân châu Phi, người ta rất ít khi hôn nhau. Nữ giới khi gặp người thân thì quỳ xuống đất, còn nam giới chống tay xuống đất. Họ coi hôn nhau là một sự… lăng nhục. Chỉ có một biệt lệ là người Tây Phi được phép hôn lên ngực bà nội để tỏ lòng biết ơn bà đã nuôi dạy mình nên người. 
Các dân tộc châu Á không có tập tục hôn nhau.
Tại VN cũng không có thông lệ hôn nhau.Nhưng cũng có trường hợp cá biệt.Trên TV thường chiếu khi các vị "Lãnh Tụ" trong khối Cộng Sản gặp nhau thì hay ôm nhau và áp má vào nhau theo kiểu "anh em hữu nghị".
 Ở Nhật Bản, sau chiến tranh thế gới lần thứ hai, tòa án từng phạt tù một đôi nam nữ vì họ hôn nhau một cách lộ liễu ở ngoài phố.
 Duy chỉ người Ấn Độ thời cổ xưa có kiểu hôn của người vợ để đánh thức chồng ngủ say; hoặc nam giới hôn tay phụ nữ đang đứng, hay hôn chân người nữ đang ngồi trước mặt mọi người. 
Còn tại một số nước Ả Rập, cho đến nay, nụ hôn vẫn bị cấm đoán. Họ coi đó là hành vi thiếu thuần phong mỹ tục. Vì thế, nếu yêu nhau, đôi trai gái gõ nhẹ vào ngực hoặc bụng nhau để tỏ tình. Hoặc để tỏ dấu hiệu âu yếm, họ cọ mũi vào nhau. 
Đối với các con chiên của đạo Thiên Chúa, việc hôn vào chiếc nhẫn đeo tay của các chức sắc từ giám mục trở lên là một hình thức tỏ lòng tôn kính. Riêng Giáo hoàng còn được hôn chân. Các cha đạo tỏ lòng kính trọng của mình bằng cách hôn chân Giáo hoàng.



This entry was posted on 11/16/2008 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?