Dòng người dài dằng dặc xếp hàng trước một trung tâm hỗ trợ việc làm tại New York, Mỹ - Ảnh: Getty Images
Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã khiến người dân những nước trước nay vẫn dư thừa của cải lâm vào tình trạng thất nghiệp tràn lan, buộc phải thắt lưng buộc bụng cho dù dịp lễ Giáng sinh và năm mới sắp đến gần. Nhật: càng làm càng nghèo
Ba năm trước, khi Miwa Takeuchi biết cô sẽ phải làm thêm giờ với mức lương thấp hơn, cô cảm thấy nhẹ nhõm. Ít ra cô vẫn còn có việc làm. Tuy vậy, đến nay Takeuchi đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khi chỉ còn làm những công việc bán thời gian với mức lương rẻ mạt. “Tôi nhận ra rằng tôi làm càng nhiều thì nhận được càng ít - cô tâm sự - Tôi bắt đầu là một nhân viên có hợp đồng… nhưng trong thời gian qua tôi ngày càng nghèo đi”.
Theo Hãng tin AFP, khảo sát của Hãng kiểm toán Deloitte (Mỹ) đối với 18.000 người tiêu dùng tại 18 nước châu Âu cho thấy người dân lục địa giàu có sẽ cắt giảm chi tiêu cho dịp lễ Giáng sinh sắp đến tới 6%, trái ngược hoàn toàn với một năm trước. Có tới 60% người trả lời dự đoán nền kinh tế EU sẽ tuột dốc vào năm 2009, và họ phải chuẩn bị đương đầu với thời kỳ khó khăn trước mắt.
Reuters cho biết Takeuchi chỉ là một trong số hơn 10 triệu người Nhật trong tầng lớp “dân nghèo lao động”: những người chỉ có công việc bán thời gian, không hợp đồng, không bảo hiểm. Thu nhập của họ chỉ khoảng chưa đầy 20.000 USD/năm. Khi cơn bão khủng hoảng tài chính quét qua Nhật, đời sống của họ ngày càng trở nên chật vật hơn bao giờ hết. Khó khăn nhất là những lao động tạm thời phải đi tìm việc hằng ngày thông qua các hãng tuyển dụng. Mỗi ngày họ chỉ kiếm được khoảng 70 USD (mức thu nhập thấp ở Nhật) khi làm những công việc nặng nhọc, không đòi hỏi kỹ năng cao tại các nhà máy và công trường xây dựng. “Mãi đến tận buổi tối, tôi cũng chưa biết ngày mai mình có việc hay không - một công nhân 36 tuổi kể - Công việc có thể kéo dài một tuần và sau đó sẽ chẳng có việc gì nữa, do đó tôi không có thu nhập ổn định hằng tháng”.
Mỹ: thất nghiệp tràn lan
Dù sao những người như Miwa Takeuchi còn có việc để làm. Ở bên kia bán cầu, ngày càng nhiều người Mỹ đang phải cố gắng làm quen với cuộc sống mới: thất nghiệp. Theo AP, mới đây Bộ Lao động Mỹ đưa ra bản báo cáo đầy u ám: tỉ lệ thất nghiệp tháng mười đã lên đến mức 6,5%, cao nhất trong vòng 14 năm qua. Trong tháng mười, có 240.000 người Mỹ mất việc làm, đưa số lượng người Mỹ thất nghiệp lên đến 10 triệu người, cao nhất trong vòng 25 năm qua. “Không hề có ánh sáng cuối đường hầm - AP dẫn lời nhà kinh tế Richard Yamarone của Hãng Argus Research nhận định - Tương lai tối đen như mực”.
CNN cho biết tại thời điểm này, ở bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ người ta cũng có thể chứng kiến cảnh những dòng người xếp hàng dài dằng dặc ở các trung tâm tìm kiếm và hỗ trợ việc làm. Tại thành phố Cincinnati, bang Ohio, ông Jeffrey Wilson, 45 tuổi, có hai con, kiên nhẫn điền từng dòng trong đơn xin việc nộp tại trung tâm tìm việc. Ông từng làm việc trong hãng bảo hiểm danh tiếng AIG, có mức lương hằng năm lên đến hàng trăm nghìn USD. Tuy nhiên, khi AIG đứng trên bờ vực của sự sụp đổ, Wilson cùng hàng nghìn nhân viên khác phải khăn gói ra đi. Giờ ông chỉ kiếm được công việc có mức lương 10 USD/giờ ở một cửa hàng bán đồ điện tử, ôtô cũng phải bán đi để trang trải tiền nuôi gia đình.
Ở Atlanta, bà Donna Karan, 47 tuổi, bị sa thải ba tuần trước. “Mới chỉ ba tuần mà tôi có cảm giác như ba tháng - bà Karan than thở - Tôi đành phải nhẫn nhục chịu đựng thôi”. Bà Karan sống một mình và chẳng có tiền tiết kiệm. Hiện bà phải cắt giảm chi phí tối đa: ngừng đi ăn tiệm, giặt quần áo bằng nước lạnh, tắt hết đèn đóm và các thiết bị điện tử trong nhà khi không cần thiết…
Những trường hợp như Wilson hay Karan ở Mỹ hiện tại là vô số. Có những người không chịu nổi cú sốc mất việc đã tìm đến đường cùng. Hồi đầu tháng mười, một người đàn ông 45 tuổi ở Los Angeles bị quẫn trí do thất nghiệp đã giết chết cả gia đình mình trước khi tự sát.
Châu Âu thắt lưng buộc bụng
Với những người ở “lục địa già nua”, dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế hiển hiện qua sự thay đổi thói quen tiêu dùng. “Đây sẽ là một kỳ Giáng sinh đầy đau đớn - AFP dẫn lời nhà nghiên cứu Gilles Goldenberg nhận định - Năm nay mọi thứ trở nên rất tồi tệ ở Tây Âu”.
Năm ngoái, người dân Ireland chi bạo tay nhất cho dịp lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, năm nay trung bình các gia đình ở Ireland sẽ chỉ tiêu khoảng 837 USD để mua quà tặng - thấp hơn năm ngoái 7%, 525 USD cho đồ ăn thức uống - giảm 2% và 328 USD cho hoạt động giải trí - giảm 5%. Trong khi đó, người dân Đức có truyền thống tiết kiệm sẽ chỉ tiêu tổng cộng 500 USD, giảm 5% so với 2007. Còn ở Pháp, nơi 9/10 người được hỏi cho rằng nền kinh tế đã đi vào suy thoái, chi tiêu gia đình cho dịp lễ tết giảm 5% xuống còn 655 USD.
Danh sách các loại quà tặng không còn những sản phẩm đắt tiền như máy MP3, thiết bị định vị toàn cầu… thay vào đó là những đồ rẻ tiền như đĩa CD, sách. Người tiêu dùng cũng cho biết sẽ tập trung mua hàng khuyến mãi hoặc mua tại các cửa hàng giá rẻ. Họ cũng sẽ tích trữ thực phẩm từ trước chứ không chờ đến cận lễ mới mua vì sợ giá cao.
Dòng người dài dằng dặc xếp hàng trước một trung tâm hỗ trợ việc làm tại New York, Mỹ - Ảnh: Getty Images |
Nhật: càng làm càng nghèo
Ba năm trước, khi Miwa Takeuchi biết cô sẽ phải làm thêm giờ với mức lương thấp hơn, cô cảm thấy nhẹ nhõm. Ít ra cô vẫn còn có việc làm. Tuy vậy, đến nay Takeuchi đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khi chỉ còn làm những công việc bán thời gian với mức lương rẻ mạt. “Tôi nhận ra rằng tôi làm càng nhiều thì nhận được càng ít - cô tâm sự - Tôi bắt đầu là một nhân viên có hợp đồng… nhưng trong thời gian qua tôi ngày càng nghèo đi”.
Theo Hãng tin AFP, khảo sát của Hãng kiểm toán Deloitte (Mỹ) đối với 18.000 người tiêu dùng tại 18 nước châu Âu cho thấy người dân lục địa giàu có sẽ cắt giảm chi tiêu cho dịp lễ Giáng sinh sắp đến tới 6%, trái ngược hoàn toàn với một năm trước. Có tới 60% người trả lời dự đoán nền kinh tế EU sẽ tuột dốc vào năm 2009, và họ phải chuẩn bị đương đầu với thời kỳ khó khăn trước mắt. |
Khó khăn nhất là những lao động tạm thời phải đi tìm việc hằng ngày thông qua các hãng tuyển dụng. Mỗi ngày họ chỉ kiếm được khoảng 70 USD (mức thu nhập thấp ở Nhật) khi làm những công việc nặng nhọc, không đòi hỏi kỹ năng cao tại các nhà máy và công trường xây dựng. “Mãi đến tận buổi tối, tôi cũng chưa biết ngày mai mình có việc hay không - một công nhân 36 tuổi kể - Công việc có thể kéo dài một tuần và sau đó sẽ chẳng có việc gì nữa, do đó tôi không có thu nhập ổn định hằng tháng”.
Mỹ: thất nghiệp tràn lan
Dù sao những người như Miwa Takeuchi còn có việc để làm. Ở bên kia bán cầu, ngày càng nhiều người Mỹ đang phải cố gắng làm quen với cuộc sống mới: thất nghiệp. Theo AP, mới đây Bộ Lao động Mỹ đưa ra bản báo cáo đầy u ám: tỉ lệ thất nghiệp tháng mười đã lên đến mức 6,5%, cao nhất trong vòng 14 năm qua. Trong tháng mười, có 240.000 người Mỹ mất việc làm, đưa số lượng người Mỹ thất nghiệp lên đến 10 triệu người, cao nhất trong vòng 25 năm qua. “Không hề có ánh sáng cuối đường hầm - AP dẫn lời nhà kinh tế Richard Yamarone của Hãng Argus Research nhận định - Tương lai tối đen như mực”.
CNN cho biết tại thời điểm này, ở bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ người ta cũng có thể chứng kiến cảnh những dòng người xếp hàng dài dằng dặc ở các trung tâm tìm kiếm và hỗ trợ việc làm. Tại thành phố Cincinnati, bang Ohio, ông Jeffrey Wilson, 45 tuổi, có hai con, kiên nhẫn điền từng dòng trong đơn xin việc nộp tại trung tâm tìm việc. Ông từng làm việc trong hãng bảo hiểm danh tiếng AIG, có mức lương hằng năm lên đến hàng trăm nghìn USD. Tuy nhiên, khi AIG đứng trên bờ vực của sự sụp đổ, Wilson cùng hàng nghìn nhân viên khác phải khăn gói ra đi. Giờ ông chỉ kiếm được công việc có mức lương 10 USD/giờ ở một cửa hàng bán đồ điện tử, ôtô cũng phải bán đi để trang trải tiền nuôi gia đình.
Ở Atlanta, bà Donna Karan, 47 tuổi, bị sa thải ba tuần trước. “Mới chỉ ba tuần mà tôi có cảm giác như ba tháng - bà Karan than thở - Tôi đành phải nhẫn nhục chịu đựng thôi”. Bà Karan sống một mình và chẳng có tiền tiết kiệm. Hiện bà phải cắt giảm chi phí tối đa: ngừng đi ăn tiệm, giặt quần áo bằng nước lạnh, tắt hết đèn đóm và các thiết bị điện tử trong nhà khi không cần thiết…
Những trường hợp như Wilson hay Karan ở Mỹ hiện tại là vô số. Có những người không chịu nổi cú sốc mất việc đã tìm đến đường cùng. Hồi đầu tháng mười, một người đàn ông 45 tuổi ở Los Angeles bị quẫn trí do thất nghiệp đã giết chết cả gia đình mình trước khi tự sát.
Châu Âu thắt lưng buộc bụng
Với những người ở “lục địa già nua”, dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế hiển hiện qua sự thay đổi thói quen tiêu dùng. “Đây sẽ là một kỳ Giáng sinh đầy đau đớn - AFP dẫn lời nhà nghiên cứu Gilles Goldenberg nhận định - Năm nay mọi thứ trở nên rất tồi tệ ở Tây Âu”.
Năm ngoái, người dân Ireland chi bạo tay nhất cho dịp lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, năm nay trung bình các gia đình ở Ireland sẽ chỉ tiêu khoảng 837 USD để mua quà tặng - thấp hơn năm ngoái 7%, 525 USD cho đồ ăn thức uống - giảm 2% và 328 USD cho hoạt động giải trí - giảm 5%. Trong khi đó, người dân Đức có truyền thống tiết kiệm sẽ chỉ tiêu tổng cộng 500 USD, giảm 5% so với 2007. Còn ở Pháp, nơi 9/10 người được hỏi cho rằng nền kinh tế đã đi vào suy thoái, chi tiêu gia đình cho dịp lễ tết giảm 5% xuống còn 655 USD.
Danh sách các loại quà tặng không còn những sản phẩm đắt tiền như máy MP3, thiết bị định vị toàn cầu… thay vào đó là những đồ rẻ tiền như đĩa CD, sách. Người tiêu dùng cũng cho biết sẽ tập trung mua hàng khuyến mãi hoặc mua tại các cửa hàng giá rẻ. Họ cũng sẽ tích trữ thực phẩm từ trước chứ không chờ đến cận lễ mới mua vì sợ giá cao.
0 nhận xét: