Đường vào nhà đồng chí Đoàn Tiến Quyết
Nhân viên công ty Thoát nước bó tay ngồi nhìn nước ngập
Đám cưới đáng nhớ của chú rể, mặc dù đã muộn giờ đẹp
Các cửa hàng tranh thủ hút nước ngay từ khi mưa chưa dứt
Hỏng bugi, việc thường thấy mỗi khi Hà Nội ngập
Giao thông hỗn loạn, công sở vắng bóng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xe buýt bỏ trạm, xe ôm ép giá… Con đường Phạm Hùng nếu không có những dòng xe ì à ì ạch nối đuôi nhau thì chẳng ai còn nhận ra đây là đường hay là… sông nữa. Cả một đoạn đường dài ngập sâu trong nước, có đoạn ngập gần 1m. Đoạn đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến nối ra đường Nguyễn Trãi đang tiến hành thi công, nước ngập sâu trong bùn lầy nên hàng loạt chiếc xe chết máy và phải dắt bộ. Thậm chí, những chiếc taxi liều lĩnh phóng qua “bể bơi giữa đường phố” như cách gọi của cánh tài xế, lập tức từ “xe taxi” trở thành “thuyền taxi” nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi chết máy.
Cũng vì ngấm đòn nên các xe taxi 4 chỗ ngồi đều từ chối chở khách, dù khách sẵn sàng trả giá cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với giá thường ngày. Chị Mỹ Dung, đứng đón xe taxi ở đường Phạm Hùng than thở: “Sáng nay có việc đi gấp qua khu vực Ba Đình, mình kêu 3 chiếc taxi rồi mà chẳng có tài xế nào chịu chở. Đúng là nhìn đường biến thành sông đã ngán rồi, huống hồ còn phải vật lộn với tắc đường, nghẽn xe”. Taxi không chịu chở khách, cánh xe ôm cũng “làm cao” không kém. Chỉ giúp chở chị Dung từ lề đường bên này sang lề đường bên kia của đường Phạm Hùng - đoạn đường sau một đêm mưa bỗng biến thành sông - bác tài đã hét giá 10.000 đồng mà chị Dung cũng phải đi khi tay xách nách mang đồ đạc lỉnh kỉnh. Và từ Phạm Hùng về bến xe buýt trung gian ở Kim Mã-Cầu Giấy, bác tài cũng “xin” của chị Dung 50.000 đồng, mà nếu như ngày thường chỉ cần 10.000 đồng thì một đám xe ôm đã xúm lại.
Theo ghi nhận của Dân trí, nhiều tuyến giao thông ở Hà Nội rơi vào cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng, thậm chí là đường một chiều như đường Nguyễn Thái Học cũng tắc. Nguyên nhân tắc đường do có những đoạn nước ngập sâu khiến nhiều xe chết máy. Dịch vụ sửa xe chết máy, thông bugi trở nên đắt khách hơn bao giờ hết. Anh Tuấn, một chủ tiệm sửa xe máy trên đường Nguyễn Thái Học phấn khởi nói: “Nhờ đường ngập mà sáng giờ mình đã bán được hơn 30 chiếc bugi cho khách hàng, xe qua đoạn này đều chết máy, thoáng một cái đã hết hàng sửa cho khách”.
Trên nhiều tuyến đường, Công ty cấp thoát nước thành phố đã cho mở nhiều miệng cống nhằm tăng lưu lượng thoát nước. Tuy nhiên, cách làm này chỉ được xem như “muối bỏ biển”, bởi lượng mưa quá to. “Cứ mưa to là ngập, đường càng hiện đại ngập càng to, không biết bao giờ Hà Nội mới thoát cảnh “lội lụt” trên đường phố thế này”, bác Nguyễn Văn Sỹ, một cán bộ công chức đã về hưu than thở.
Công sở vắng bóng, trường học… vắng teo Mưa lớn ngập lụt các đường phố cũng chính là nguyên nhân khiến các công sở vắng bóng nhân viên. Anh Hoàng Hà, sếp của một cơ quan nhà nước nói: “Sáng nay mở mail ra mình nhận được một loạt đơn xin nghỉ làm của nhân viên vì đường… ngập. Không cho nghỉ cũng không được, nhưng công việc của cơ quan vì thế mà cũng đình trệ hẳn”. Chị Mai Hà, làm ở công ty về dược phẩm thì bảo, sáng nay chị dắt xe ra đến ngõ mà nước ngập sâu quá nên lại quay vào nhà, đến khoảng 11h khi mưa đã ngớt chị lại liều phóng xe đến công sở để xử lý công việc. “Hóa ra công ty cũng lác đác có vài người đi làm, còn lại đều xin nghỉ”, chị Hà cho hay. Chị Lan Anh, ở chung cư CT5, đường Phạm Hùng thì không mỗi mình chị nghỉ làm mà cả 2 đứa con - một đứa học mẫu giáo và một đứa học cấp 2 - cũng nghỉ. “Cô giáo của cháu điện thoại bảo xin nghỉ vì đường ngập không đi được. Mà nếu cô giáo có đến thì cũng chẳng có mấy học sinh đi học đâu”, chị Lan Anh khẳng định. Các trường học tại Hà Nội hầu như vắng teo học sinh, sinh viên. Sinh viên Nguyễn Thị Hải, Phân viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội nói: “Lớp mình gần 50 người mà giờ có mười mấy người đến lớp, thầy giáo đến lớp cũng trễ hơn nửa tiếng vì tắc đường. Hai tiết cuối thì được nghỉ luôn vì thầy giáo không đến dạy được”. Điểm đáng chú ý là, học sinh, sinh viên không đến trường được vì nhiều xe buýt bỏ trạm vì đường ngập. Sinh viên Nguyễn Thị Hà, đứng chờ xe buýt trên tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy cho biết: “Mình đứng từ 7h sáng mà đến 9h vẫn không một chiếc xe buýt nào đỗ vào đón khách. Xe máy không có, xe taxi thì không dám mơ, xe buýt lại không chở, sáng nay xem như nghỉ học”.
Nhiều sinh viên may mắn hơn khi lên được xe buýt, thì lại phải cuốc bộ một đoạn đường dài. Minh Đức, sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội than thở: “Chưa khi nào thê thảm như hôm nay khi cuốc bộ hơn 1km trong nước để đến lớp. Khổ nhất là mỗi chiếc xe máy, xe ô tô cứ đi ngang qua là té nước như mưa vào người, ướt hết cả áo quần, sách vở”. Hàng loạt chuyến bay không thể hạ cánh xuống Nội Bài Theo Quyền Chánh văn phòng Cảng vụ hàng không miền Bắc Nguyễn Nam Sơn cho biết, do mưa lớn, trời mây mù, khiến máy bay không hạ cánh được vì bị hạn chế tầm nhìn, khó xác định đường băng. Trong khoảng thời gian từ 9 giờ 55 đến 11 giờ 50 sáng nay (31/10), đã có 10 chuyến bay không thể hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Hơn một nghìn khách đã phải xuống các sân bay dự bị để chờ thời tiết khá hơn mới quay lại được Nội Bài. Thông tin mới nhất mà chúng tôi có được, 3 chuyến bay của Vietnam Airlines mang các số hiệu VN 264, 212, 240 và 1 chuyến của Jetstar Pacific mang số hiệu BL 729 đã phải hạ cánh xuống sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Chuyến chở hàng của Fedex FX 5137 từ TP Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội cũng phải trở về Tân Sơn Nhất. Về đường bay quốc tế, hai chuyến từ Đài Loan về Hà Nội là VN 925 của Vietnam Airlines và CI 791 của China Airlines phải hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. 3 chuyến của Dragon Air (K295), Air asia (FD 3700), và Thai Asia ( 682) từ Hồng Kông và Thái Lan về Hà Nội gặp mưa lớn phải về sân bay Udon của Thái Lan. Đến 14 giờ 30 chiều, các chuyến bay này đã có thể quay trở lại sân bay Nội Bài, các chuyến bay trong buổi chiều không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Hà Nội “tê liệt” trong trận mưa cực lớn Khoảng 1h sáng sớm 31/10, cơn mưa bắt đầu trở nên nặng hạt. Đến 7h, hàng chục tuyến phố khu vực trung tâm thành phố như Hai Bà Trưng, Nguyễn Khuyến, Lê Duẩn, Đê La Thành, Nguyễn Văn Cừ… xuất hiện điểm nút ùn ứ, tắc nghẽn. Chừng 20 phút sau đó, ách tắc kéo dài với hàng đoàn xe máy, xe ô tô chờ đến lượt “thông quan” qua các ngã ba, ngã tư lúc này đang chồng chéo các loại phương tiện. Hàng nghìn người phải dầm mình dưới cơn mưa nặng hạt. Trời càng về sáng, cơn mưa càng trở nên dữ dội. Đến khoảng 8h, mưa lại sầm sập khiến nhiều người đi đường phải tiếp tục phải dừng xe trú tại các mái hiên dọc đường. Nhiều ô tô, xe máy bị chết động cơ do nước vào ống xả. Nhiều công nhân viên chức không còn cách nào khác đành quay về nhà, hoặc đứng giữa đường bắc điện thoại xin nghỉ chờ ngớt mưa, bớt tắc đường. Tại các tuyến phố như Nguyễn Khuyến, Thợ Nhuộm, Đinh Tiên Hoàng, Ngọc Lâm (Gia Lâm) có một số đoạn ngập sâu đến gần 1m khiến các lại ô tô nhỏ như Matiz, Yaris, Vios… và xe máy tay ga chết máy hàng loạt. Khoảng 7h30, tại tuyến phố Hoàng Hoa Thám, cả vạn phương tiện cùng con người đứng “chịu trận” giữa cơn mưa lớn. 4 chiến sĩ CSGT thuộc đội CSGT số 2 luôn tay chỉ gậy ra giữa đường, chạy dọc tuyến phố tuýt còi để ngăn các phương tiện “xé rào”, nhưng giao thông vẫn không hề nhúc nhích. Đến 8h15, các phương tiện dần dần chuyển sang tốc độ “rùa bò”. Đến 9h20, mặc dù đã quá giờ làm việc nhiều tiếng đồng hồ, nhưng ngã tư Đê La Thành - Khâm Thiên - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng vẫn là một biển người cùng hàng đoàn xe máy ô tô dồn ứ từ trước đó nhiều giờ. Các phương tiện từ các phía khác vẫn liên tục đổ về. Tại tuyến phố Liễu Giai, giao thông bị “bó hẹp” bởi nước lụt ở giữa đường, cả trăm phương tiện chết máy, dừng đỗ ngang dọc. Lực lượng sửa chữa bugi cấp tốc được dịp hét giá với mức 10 - 15 nghìn đông/lần sửa. Hàng đoàn người lũ lượt dắt xe, vượt qua “cơn sóng dữ dội”, đổ cấp tập mỗi khi có một chiếc xe tải chạy qua. Vỉa hè con phố này cũng trở thành cái bẫy khổng lồ đối với người tham gia giao thông. Bà Linh, một người dân sống tại đây cho biết: vì lòng đường lụt cao nên một số người nảy ra sáng kiến đi trên vỉa hè. Nhưng vì vỉa hè phố này vốn rất gập ghềnh nên xảy ra khá nhiều vụ tai nạn ngã, đổ xe. Cơn mưa lớn bất thường Theo đánh giá từ Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, cơn mưa bất chợt trên địa bàn TP Hà Nội từ 1h30 đến 8h00 ngày 31/10/2008 là rất lớn và bất thường. Đến lúc này, diễn biến thời tiết còn rất phức tạp khi trời tiếp tục mưa như trút nước… Cụ thể, tổng lượng mưa đo được do Trung tâm khí tượng Thủy văn TW cung cấp: Láng 155,6mm; Hà Đông 330mm; Nội thành: 58 mm. Tại điểm đo mưa của Công ty tại Vân Hồ là 80 mm, Đồng Bông 360mm. Mưa phân bố không đều tập trung tại Khu vực quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm và phía nam Quận Ba Đình. Mực nước các sông hồ dâng lên nhanh chóng từ 1,5m đến 2m so với mức nước ban đầu. Các điểm úng ngập tại các vị trí trũng trên phố dài trung bình từ 100 đến 200m. Khu vực trạm bơm Đồng Bông hiện nước về nhanh và để an toàn cho trạm, khi mực nước dâng lên đến sàn công tác, Công ty đã yêu cầu điện lực Từ liêm cắt điện. Ngay từ 4h30 sáng, tại các điểm úng ngập lực lương ứng trực của Công ty đã có mặt để mở nắp hố ga, khơi thông dòng chảy, đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông trong việc cảnh giới và hướng dẫn giao thông; Dàn thiết bị cơ giới giải quyết úng ngập tại điểm Trường Chinh và Nguyễn Trãi. Công ty triển khai vận hành 11 tổ máy tại trạm bơm Yên Sở, mở đập Thanh Liệt, mở cửa các hồ điều hòa. Di dân, thiếu bữa giữa lòng Hà Nội Di dân lên nhà hàng xóm Từng tiếng mưa rơi lúc lanh chanh, lúc lộp độp gõ vào cánh cửa kính, vọng vào máy điện thoại khi chúng tôi liên lạc với chị Vũ Hương Ly, một người dân sinh sống tại khu nhà F3 thuộc khu tập thể Thành Công (Thành Công, Ba Đình). “Lúc này, toàn bộ khu tập thể Thành Công đã biến thành ốc đảo, chìm trong biển nước. Khu bị nặng nhất là F1, F3, và khu I, tại đây, từ khoảng 19h30, nước đã ngập đến bậc thang thứ 8 trong tổng số 13 bậc thang của khu nhà, mức này là cao trên 1,3m”, chị Ly cho biết. Một người dân tại tầng 1 của khu nhà F1, đề nghị giấu tên, nói với chúng tôi giọng nói như hắt ra: “ướt hết rồi, chả còn gì, không kịp chạy gì… Nhà tôi, chỉ còn riêng bàn thờ là con nước chưa động tới được”. Hiện gia đình này đã phải chuyển lên ở nhờ một nhà hàng xóm tại tầng 2 của khu nhà. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng trăm người dân sinh sống tại tầng 1 thuộc các khu tập thể như Thành Công, Thanh Xuân Bắc đang bị nước mưa xâm nhập lụt nặng, phải tự tổ chức di dời lên nhà hàng xóm ở tầng cao hơn để chờ nước rút, trong đó, chỉ riêng khu nhà F3 đã có 4 hộ dân như thế. Như gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hằng, trú tại phòng 208 nhà F3 khu tập thể Thành Công đã đón hai cha con một bác hàng xóm ở tầng 1. Đặc biệt, căn nhà rộng 30m2 của bà Lý (phòng 206, nhà F3 Khu tập thể Thành Công), trong đêm nay đã trở thành tổ ấm cho 3 gia đình, khi vừa đón 4 người trong gia đình chị Trang - phòng 105 và 1 người trong gia đình ở phòng 108. Cùng ập đến với mưa lụt là hàng trăm mối lo mà người dân tại các khu chung cư đang phải hứng chịu. Chị Kiều Lan, sống tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc cho biết: đến 11h trưa 31/10, tầng 1 của nhà tập thể đã ngập đến 1/3. Và đến 17h cùng ngày, mức nước đã “ăn” đến nửa tầng một. Mọi sinh hoạt của người dân tại khu vực này đang trong tình cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người lớn đã dắt xe ra khỏi nhà rồi đành quay về, gọi taxi hay xe ôm thì tất cả đều “đợi chờ trong vô vọng” khi nước lớn cứ không ngừng dâng lên, nhấn chìm những con đường nối khu chung cư với trung tâm thành phố. Chị Lan cho biết, khu Thanh Xuân Bắc nhà chị còn bị cắt điện từ sáng sớm đến giờ, không biết đêm nay sẽ phải mò mẫm ra sao. “Điều nguy hại nhất lúc này đối với chúng tôi là tình trạng ô nhiễm. Dòng nước bẩn, đen đặc dồn từ chợ Thanh Xuân Bắc đang trôi lềnh bềnh vào khu dân cư, vào từng ngóc ngách nhà. Thật khủng khiếp!”, một người dân tại đây cho biết. Chị Thu, một người dân trú tại khu tập thể Thanh Xuân Cũng vào lúc này, hàng trăm bậc phụ huynh tại các khu nhà đang “đứt từng khúc ruột” ngóng trông tin tức người thân. Gian nan nhất là chuyện đón con từ trường học về khi khắp các nẻo đường đều tắc nghẽn, người đi đón mất hút mà người đi học thì không thấy tăm hơi. Chiều nay, hai trường cấp I và một trường cấp II tại khu vực Thanh Xuân Bắc đã phải thông báo cho học sinh nghỉ học để tránh “thảm cảnh” tương tự. Còn tại khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội), chị Thu Hằng cho biết, dãy nhà C nơi gia đình chị ở, nước ngập cao hơn nửa mét, xấp xỉ yên xe máy. “Khu vực nhà tôi còn là điểm cao của khu tập thể này, tại sân chơi của nhà A7, có nơi mực nước đo được tới 80-90cm”, chị Hằng khẳng định. Nhiều gia đình ở tầng 1 khu Nam Đồng đã phải di dời một số đồ đạc lên những tầng trên. “Khát” thực phẩm, nước sạch Cuộc trao đổi giữa phóng viên Dân trí với chị Ly liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại khác từ khắp nơi, mà chủ yếu là hàng xóm gọi hỏi chuyện bữa ăn. “Chuyện nước uống và lương thực đang thực sự khiến chúng tôi phải đau đầu. Hiện toàn khu nhà đang phải tích trữ nước mưa để dùng vì sợ nước mưa cùng bùn đất và nước cống đã tràn vào bể nước sạch công cộng dưới đất. Người dân trong khu tập thể đã quen với việc đi chợ mua đồ ăn sống tại siêu thị, chợ cóc nên khi gặp mưa lụt, trong nhà hầu như không tích trữ đồ ăn mặn. Nhà tôi lúc này chỉ ít ruốc, sữa, bánh mỳ, gạo nhưng khẩu phần này cũng đang phải san sẻ cho các hộ hàng xóm. Một người bạn muốn gửi đồ ăn tới cho chúng tôi nhưng cũng đành chịu chết bởi nước đã cô lập toàn bộ rồi. Nhưng chúng tôi vẫn là những người may mắn. Nhiều hộ gia đình nơi đây đang thực sự khốn khó vì không thể ra khỏi nhà, đành chạy đến nhà hàng xóm để hỏi bữa”, chị Ly cho biết. Trên thực tế, đây cũng là tình cảnh chung tại rất nhiều khu tập thể khác. Tại Thanh Xuân Bắc, đến đầu giờ tối vẫn còn nhiều hộ gia đình phải chạy đôn chạy đáo tìm mớ rau, con cá từ nhà hàng xóm. Cả ngày hôm nay, chợ Thanh Xuân Bắc - vốn là chợ thực phẩm lớn nhất tại quận Thanh Xuân, “phục vụ” trực tiếp cho cả trăm hộ dân tại Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân “Còn khu chợ Thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được, do tình trạng nước ngập sâu, UBND phường Thành Công đã phải tiến hành di dời 10 hộ gia đình sinh sống tại tầng 1 của khu B4 đến tạm trú tại nhà văn hoá phường. Mưa Hà Nội kỷ lục trong hơn 20 năm gần đây 16h chiều nay, lượng mưa tại Hà Đông đã đạt gần 500 mm, vượt xa mức lịch sử năm 1978. Tại trung tâm thành phố, lượng mưa cũng xấp xỉ kỷ lục năm 1984. Đến chiều tối, nước vẫn ngập sâu trên nhiều tuyến phố. Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa đo ở Láng là 340 mm (mức kỷ lục năm 1984 là 394 mm). Khu vực thành phố Hà Đông, mưa lớn kéo dài đã khiến toàn thành phố ngập trắng. Lượng mưa đo được là 492 mm (mức kỷ lục năm 1978 là 318 mm). "Mức tính toán trên mới chỉ 16h, chưa đủ một ngày. Nếu chiều tối nay vẫn tiếp tục mưa lớn, khả năng trận mưa này sẽ phá vỡ thêm nhiều kỷ lục", một chuyên gia khí tượng nhận định. Theo báo cáo nhanh của Công ty thoát nước Hà Nội, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 24 năm trở lại đây. Nếu chỉ tính mưa trong tháng 10, mức kỷ lục lên tới 35 năm. Mức nước cao nhất đo được tại Đồng Bông hôm nay 515 mm. Hơn 1.000 công nhân Công ty thoát nước Hà Nội đã được điều ra các điểm ngập úng, mở nắp hố ga, khơi thông dòng chảy. Trạm bơm Yên Sở đã phải vận hành hết công xuất, các cửa tại hồ điều hòa được mở để đưa nước vào hồ. Theo ghi nhận cuối giờ chiều nay, do mưa tiếp tục nặng hạt, hàng loạt tuyến phố tại Hà Nội vẫn chìm trong nước như Nguyễn Khuyến, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Ngọc Khánh, Lương Thế Vinh... Khu vực Hà Đông vẫn chìm trong biển nước, nhiều nhà ngập sâu. Hôm nay, cuộc sống của nều người dân Hà Nội đã bị đảo lộn. BONUS: QUE^ ANH Mưa lũ phức tạp, Hà Tĩnh lo lũ quét Thiệt hại nặng nề Lượng mưa đo được trong những ngày qua ở Hà Tĩnh là rất lớn, có nơi xấp xỉ 1.000mm. Nhiều sông lớn, như sông La, sông Ngàn Sâu... đều ở mức xấp xỉ báo động III. Tại huyện Đức Thọ, trận lũ này được coi là lớn nhất từ năm 1978 lại nay. Bí thư huyện ủy Đức Thọ - Nguyễn Văn Quý thông tin nhanh: “Nước sông lên rất nhanh. Chỉ ít tiếng đồng hồ, gần 16.000 ngôi nhà bị ngập. Đường sá giao thông bị chia cắt. Hơn 800 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị nước lũ cuốn trôi. Đời sống nhân dân đảo lộn hoàn toàn. Thiệt hại ước tính xấp xỉ 30 tỷ đồng”. Không chỉ Đức Thọ, các địa phương khác như Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Thị xã Hồng Lĩnh cũng bị ngập lụt, và thiệt hại khá nặng nề. Hoa màu vụ đông gần như thiệt hại hoàn toàn. Toàn tỉnh có 173 cột điện hạ thế bị đổ và 212 cầu cống tạm bị trôi. Ước tính thiệt hại đến nay tại Hà Tĩnh là 74,5tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất trong đợt lũ này là số người thiệt mạng phần lớn do chủ quan. Tính từ ngày 28 đến 31/10 có trên 10 người bị chết, mất tích, trong số này có những người vượt lũ đi đánh cá, hoặc đi chăn trâu. Người chết là do thiên tai, sự chủ quan của nạn nhân, nhưng cũng cần nhấn mạnh đến sự yếu kém trong công tác tuyên truyền của các cấp chính quyền. Nếu không khắc phục được sự yếu kém này số người chết tại Hà Tĩnh sẽ tăng lên là điều không tránh khỏi. |
0 nhận xét: