Tin tức về hải quân Trung quốc bắn vào tàu cá cuả ngư dân Việt Nam tại Trường Sa mấy hôm nay đã lan truyền trên mạng internet. Nhưng dù sao nguồn tin cũng cho biết là “đáng tin cậy”. Đài BBC Anh quốc (British Broadcasting Corporation) đã chính thức đưa tin cho biết: “Các nguồn tin quân sự nói ngày 9/7 hai tàu chiến cơ động BPS-500 của Việt Nam do Nga thiết kế đã vội vã đến hiện trường nhưng phải đứng từ xa vì hỏa lực quá mạnh từ tàu Trung Quốc”. Mình cảm thấy thất vọng với việc chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị xâm hại, đồng bào bị giết chết mà không hề nghe thấy y’ kiến hoặc thông tin gì của nhà nước về sự kiện này.
Mấy hôm trước Hoàng Hải có entry chụp quang cảnh đảo Trường Sa và nhận được rất nhiều í kiến cuả mọi người bày tỏ sự quan tâm đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cuả Viết Nam đang bị nước ngoài chiếm giữ. Nhưng rất tiếc là thông tin chính thức cuả Việt Nam về hai quần đảo này hầu như không có gì. Đề các bạn biết thêm đôi chút về Trương Sa và Hoàng Sa, mình giới thiệu một số tư liệu sưu tầm được trên internet và Google Earth
Có ít nhất năm nước tham gia chiếm đóng. Trong đó toàn bộ Hoàng Sa do Trung Qốc chiếm. Việt Nam công bố dè dặt trên một số ít tài liệu mà toàn dân chưa viết hết về điạ lý và tên gọi các đảo cuả Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay cả tên gọi cũng chưa thống nhất. Các văn bả pháp luật chưa nói rõ toạ độ điạ lý cuả các đảo này. Ít nhất là cho ngư dân đánh cá biết.
Là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền tuy nhiên đảo hiện đang bị Đài Loan chiếm giữ. Trung Quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (太平島). Đảo có chu vi 2,8 km, diện tích 43,2 hecta và có một vòng đá san hô bao chung quanh. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m.
Đài Loan đang tiến hành xây dựng sân bay tại đảo Ba Bình. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trả lời phỏng vấn ngày 26/12/2005: “…Việc phía Đài Loan tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoà bình, ổn định và xu thế tăng cường hợp tác hiện nay ở khu vực theo tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) . Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan ngừng ngay hoạt động nói trên và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động của mình gây ra./.”
Là đảo lớn thứ 2 sau Ba Bình trên quần đão Trường Sa hiện do Philipines chiếm đóng (Người Philipnes goị tên là Pagasa ). Ngoài Thị Tứ ra, Philipines còn chiếm tổng cộng 8 đảo: Kota Island (Loaita), Lawak Island (Nansham), Likas (West York), Panata (Lamkian Cay), Parola (North East Cay), Patag (Flat Island) và Rizal (Comodore Reef). Chưa có tài liệu chính thức nào cuả Việt Nam phiên âm tên các đảo này ra tiếng Việt hoặc thống nhất tên gọi có tính hành chính pháp lýcho các đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
TTO : Ngày 26-6, nhật báo Philippines Daily Inquirer đưa tin Philippines đã xây dựng các cộng đồng dân cư gồm 356 người ở các nơi trên quần đảo Trường Sa, có phủ sóng điện thoại di động, có một trang trại và có điện. Theo tờ báo, khoảng 70% số người sinh sống trên bảy hòn đảo nhỏ mà Philippines chiếm giữ là dân thường, hỗ trợ cho việc nước này nhận chủ quyền đối với một phần quần đảo Trường Sa. Họ đã chăn nuôi lợn, dê, gà và trồng rau. Có các thuyền đánh cá hoạt động gần bờ và một trung tâm y tế của chính phủ đã được dựng lên. Hầu hết những người này định cư trên đảo Thitu rộng 37,2 ha, tên địa phương là Pag-Asa, tức là "Hy vọng". Đây là đảo lớn nhất trong số các đảo ở Trường Sa. Có một cái giếng khoan trên đảo và đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống phát điện năng lượng mặt trời cùng các hoạt động đánh cá mang tính thương mại.
Theo Wikipedia : Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất trong nhóm Đông (Amphitrite Group hay nhóm An Vĩnh theo tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa), thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Tên tiếng Anh: Woody Island, tiếng Pháp: île Boisée, Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng (chữ Hán phồn thể:永興; chữ Hán giản thể:永兴, bính âm: Yongxing). Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm. Hiện nay, Trung Quốc đang quản lý hòn đảo này. Đây là hòn đảo quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859.
Chắc mọi người đều có thể đọc các tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều nguồn trên inernet. Nhưng những hình ảnh trên chắc ít người có thời gian sưu tầm đầy đủ. Không biết đến lúc nào nhà nước mới có thời gian và công sức để quan tâm đến hai quần đảo này và có kế hoạch bảo vệ, tạo điều kiện cho ngư dân cuả mình biết thông tin để kiếm sống trên biển Đông đầy nguy hiểm đang rình rập như thế này
1 nhận xét:
Nặc danh nói...
Thật khó tin. VN luôn miệng phản đối thế nhưng chỉ có nói và không có hành động để thấy hiệu quả bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.Lãnh đạo ko biết họ làm gi mà cứ để mãi nhu vậy. Thực sự VN mình quá nhu nhược, vậy mà suốt ngày tự hào thế này thế nọ.