Cho rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho chính sách mua lượng lớn trái phiếu Mỹ nhằm giữ giá đồng NDT ở mức thấp, ông Vitaliy N. Katsenelson, giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Đầu tư tại Denver (Colorado, Mỹ), đã phân tích tình thế tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh về chính sách tiền tệ trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay.


Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của tác giả này trên tờ Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) số ra ngày 23/7 vừa qua.

Trung Quốc sẽ tiêp tục tăng trưởng?

Các chuyên gia bình luận tài chính đang tranh cãi về việc liệu sự nổi lên mới đây trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có phải là một quả bong bóng hay không, và nếu đúng thì khi nào quả bóng này sẽ nổ tung.

Những gì đang xảy ra đối với nền kinh tế mênh mông của Trung Quốc là những gì mà chúng ta đang thực sự trông thấy. Nó sẽ có một tác động sâu rộng đến phần còn lại của thế giới, mạnh hơn sự tụt dốc của thị trường chứng khoán.

Nguồn: static.guim.co

Bất chấp mọi chuyện, gần đây nền kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ một sức bật khó tin. Dù các khách hàng lớn nhất của họ là Mỹ và châu Âu đang vật lộn (đó là còn nói giảm nhẹ), và xuất khẩu của nước này giảm hơn 20%, nhưng Trung Quốc vẫn tạo ra những con số tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Dự báo mới nhất cho thấy tăng trưởng của nước này sẽ đạt gần 8%/năm.

Phải chăng nền kinh tế Trung Quốc hoạt động trong một thực tế kinh tế khác? Liệu họ có tiếp tục tăng trưởng bất kể kinh tế toàn cầu đang thế nào?

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là không. Tài sản của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua khiến người ta nhớ lại thời Công ty Công nghệ Lucent, một trong những công ty viễn thông lớn của Mỹ những năm 1990. Lucent bán thiết bị máy tính cho các công ty dot-com (tức là các công ty kinh doanh qua mạng).

Trước tiên, tăng trưởng của họ bình thường, kết quả của việc bán hàng cho các công ty truyền thống thông qua trao đổi bằng tiền mặt. Khi các cơ hội khách hàng thanh toán bằng tiền mặt suy giảm, các dot-com chỉ có thể mua trang thiết bị của Lucent bằng việc lấy tiền từ các quỹ tư nhân hoặc thông qua các thị trường vốn (chứng khoán), vì các mô hình kinh doanh của họ không phải lúc nào cũng phát sinh chu kỳ tiền mặt.

Nhưng các quỹ để mua trang thiết bị của Lucent cũng nhanh chóng cạn kiệt, và tăng trưởng của họ bị đình trệ hoặc thậm chí sụt giảm. Lucent đã đề nghị trao cả vốn liếng của mình cho các công ty dot-com bằng việc cho vay và vay tiền với lãi suất thấp để chi trả cho việc mua các sản phẩm của họ. Chiến lược này đã vận hành khá tốt, cho đến thời điểm phải thanh toán nợ.

Tất nhiên, Mỹ không phải là một dạng dot-com. Nhưng một tỷ lệ lớn tăng trưởng của họ dựa vào việc vay tiền Trung Quốc để mua sản phẩm của Trung Quốc, điều này có nghĩa là tăng trưởng của Trung Quốc cũng phụ thuộc vào chính việc cho vay này.

Hiện giờ, Mỹ và phần còn lại của thế giới đang hạn chế chi tiêu, các công ty thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, còn người tiêu dùng thì khóa ví tiền của mình lại. Điều này cũng có nghĩa là tiêu dùng đối với hàng hóa của Trung Quốc bị suy giảm. Và tình trạng này xảy ra khi các dot-com tương tự bị đổ vỡ.

Không giống như Lucent, Trung Quốc có vũ khí hạt nhân. Họ có thể in tiền bao nhiêu tùy thích và hoàn toàn có thể ra lệnh cho các ngân hàng của mình cho vay tiền. Nói tóm lại, họ là một nền kinh tế có điều tiết. Lucent giờ chỉ là một kho dự trữ 2 USD nhưng Trung Quốc sẽ không tụt dốc dễ như vậy.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc có một lợi thế hơn hẳn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giám đốc Ben Bernanke và đồng nghiệp của ông có thể in rất nhiều tiền (và họ đã làm như vậy), nhưng họ hầu như không thể làm gì để đẩy nhanh tốc độ sinh lợi của đồng tiền.

Đơn giản là họ không thể ép các ngân hàng cho vay nếu không quốc hữu hóa chúng (nhưng chỉ các doanh nghiệp của chính phủ là đã được quốc hữu hóa). Họ cũng không thể ép các tập đoàn và người tiêu dùng chi tiêu. Trong khi đó, Trung Quốc không gặp phải những vấn đề này.

Chính phủ Trung Quốc sở hữu một phần lớn các công cụ in tiền và tiêu tiền. Họ đã cung ứng thêm 28,5% lượng tiền vào lưu thông trong tháng Sáu vừa qua. Bởi vì họ kiểm soát các ngân hàng và có thể buộc các thể chế tài chính này phải cho vay tiền, và điều này đã được thực hiện.

Cuối cùng, Trung Quốc có thể buộc các công ty nhà nước vay tiền và tiêu tiền, và tiêu thật nhanh số tiền đã vay. Đây hoàn toàn không phải là một nền dân chủ chuyển động chậm chạp, hay quá thận trọng dè chừng. Nếu Chính phủ Trung Quốc quyết định xây đường cao tốc, họ chỉ cần vẽ một đường thẳng trên bản đồ. Mọi trở ngại, như bệnh viện - trường học hay nhà riêng của một nhân vật nào trong Bộ Chính trị - đều có thể được hy sinh cho đất nước.

Dù Trung Quốc không thể kiểm soát chi tiêu của người tiêu dùng, song đối tượng này cũng chỉ là một phần tương đối nhỏ trong nền kinh tế. Hơn nữa, sự kiểm soát hiện nay đã hạn chế sức mua của người tiêu dùng. Tất cả điều này khiến các kế hoạch hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng (TARP) của Mỹ chỉ như một trò chơi trẻ con. Nếu Trung Quốc muốn kích thích nền kinh tế, họ làm được, và làm nhanh là khác. Đó chính là lý do khiến nước này tạo ra được những con số kinh tế ấn tượng.

Tại sao?

Nguồn: foreignpolicy.com

Tại sao Trung Quốc làm được vậy? Họ không có mạng lưới an sinh xã hội như ở các nước phát triển, vì vậy họ phải đảm bảo nền kinh tế của mình bằng mọi giá. Hàng triệu người đã di cư ra thành phố, và giờ đây đang đói và thất nghiệp. Phàm những người không có cái ăn và việc làm thường có xu hướng gây náo loạn. Để tránh tình trạng này xảy ra, chính phủ hơn bao giờ hết muốn ra tay kích thích kinh tế, với hy vọng giết thời gian cho đến khi hệ thống toàn cầu ổn định. Và thế là các ngân hàng được lệnh phải cho vay, điều này tạo ra một lượng lớn các khoản vay xấu, nhiều hơn mọi khoản vay ở nước này trong thập kỷ vừa qua.

Nhưng đừng nhầm giữa tăng trưởng nhanh với tăng trưởng bền vững. Hầu hết tăng trưởng của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua là nhờ cho Mỹ vay tiền. Họ đã cho vay quá khả năng thực. Và giờ đây, tăng trưởng đến từ việc đi vay – và các quyết định trị giá hàng trăm tỷ USD được đưa ra nhanh chóng không tạo được nhiều niềm tin. Ví dụ, một tòa nhà 13 tầng gần như sắp hoàn tất tại Thượng Hải đã bị sụp đổ hồi tháng Sáu vì không đảm bảo chất lượng công trình.

Sự tăng trưởng này sẽ dẫn tới kết quả là một lượng lớn nợ xấu – vì cho vay kiểu ép buộc là tín dụng xấu. Danh sách các hậu quả xấu rất dài, song điểm mấu chốt rất đơn giản: Không có sự kỳ diệu trong sức tăng trưởng diệu kỳ của Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ phải trả giá. Câu hỏi duy nhất đặt ra là khi nào và bao nhiêu.

Sự hy sinh khác đang diễn ra ở Trung Quốc là lãi suất của Mỹ. Trung Quốc bán hàng cho Mỹ và nhận về USD. Nếu Trung Quốc làm theo quy luật tự nhiên, họ sẽ chuyển các đồng USD này thành nhân dân tệ (tức là bán USD để mua NDT). USD sẽ giảm giá và NDT sẽ tăng giá. Nhưng điều này sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc đắt đỏ hơn nếu tính bằng USD, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc, từ đó giảm xuất khẩu và khiến nền kinh tế nước này tăng trưởng với tỷ lệ chậm hơn nhiều.

Trung Quốc đã chọn con đường khác. Thay vì đổi USD thành NDT, họ đã đổi ngược đồng nội tệ của mình sang đồng bạc xanh bằng việc mua trái phiếu ngân khố Mỹ. Họ đã cố tình làm tăng giá đồng USD. Và hiện nay, Trung Quốc đang nắm giữ 2.200 tỷ USD ngân phiếu Mỹ.

Nhưng giờ đây, Trung Quốc cần kích thích kinh tế. Họ phải đối mặt với một tình huống rất tế nhị: cần tiền nội tệ để duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu họ bán các trái phiếu bằng USD, một số vấn đề sẽ xảy ra. Giá NDT sẽ tăng vọt, tức là mất tính cạnh tranh là hàng giá rẻ. Nhưng nếu không, lãi suất của Mỹ tăng kinh khủng, không tốt cho các khách hàng lớn nhất của họ, và đương nhiên không tốt cho Trung Quốc.

Chính vì vậy, Trung Quốc đang liều mình tính cách rút tiền của mình khỏi USD mà không làm mất giá đồng tiền này. Điều đó không hề dễ.

Và Chính phủ Mỹ cũng không giúp ích gì: họ in tiền và phát hành trái phiếu, và cần ai đó tiếp tục mua chúng. Nếu Trung Quốc mua ít đi hoặc ngừng mua, Mỹ có thể dựa vào lãi suất cao. Kịch bản này là đáng ngại nhất.

Mọi chuyện đã được tiên liệu: một quả bong bóng cực đại của Trung Quốc. Nhận dạng những quả bóng như vậy dễ hơn nhiều việc đoán xem khi nào nó sẽ nổ tung. Quả bóng này càng phình to lâu bao nhiêu thì trọng lượng tài chính sẽ càng nặng và kéo nền kinh tế Trung Quốc đổ sập xuống đất./.


This entry was posted on 8/17/2009 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?