Đây là ngôi sao chổi đã mang theo những luồng khí độc khi nó quét qua không trung, cách chúng ta ít nhất khoảng 38 triệu dặm. Đuôi của nó có thể chạm rất gần với Trái Đất vào ngày 24/2 tới đây.
Sao chổi Lulin có ánh sáng xanh rực rỡ đến kì lạ và người ta có thể thấy nó bằng mắt thường. Nó đã được một học sinh khí tượng học mới 19 tuổi đến từ Đài Loan là Quanzhi Ye phát hiện khi đang hướng vào trong hệ mặt trời hồi tháng 7 năm 2007. Sau đó bức ảnh chụp được mang đến tháp thiên văn Lulin, Đài Loan nên từ đó người ta gọi luôn nó là sao chổi Lulin.
Hình ảnh Lulin ngày 11 tháng 1 năm 2009.
Nguồn: Gregg Ruppel. (Theo: universetoday)
Ánh sáng xanh của Lulin do các khí cấu thành từ bầu khí quyển của Jupiter (sao Mộc). Đuôi của nó có thể chạm rất gần với Trái Đất vào ngày 24/2 tới đây.
Những bụi khí phun thành dòng xuất phát từ những hạt nhân sao chổi bao gồm có cyanogen (một loại khí độc tồn tại trong nhiều sao chổi), các bon hai nguyên tử (C2). Cả hai chất này đều rực nóng màu xanh khi bị ánh sáng cuả mặt trời chiếu vào gần khoảng chân không trong vũ trụ.
Những bụi khí thoát ra từ nhân Lulin chứa cyanogen (một loại khí độc tồn tại trong nhiều sao chổi) và carbon hai nguyên tử (C2). Cả hai chất này phát ra ánh sáng màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở khoảng không gian có điều kiện tương tự như môi trường chân không.
Đây là một bức ảnh lạ về sao chổi Lulin được chụp lại mới chỉ vài ngày trước bởi một nhà thiên văn học nghiệp dư tên là Jack Newton. Ông đã chụp lại từ cửa sau của tháp thiên văn ở Arizona, Mỹ.
Ảnh Lulin của Jack Newton chụp vào 1/2/2009.
Jack nói: “Mắt tôi không thể nhìn thấy rõ ánh sáng sao chổi nhưng chiếc kính viễn vọng của tôi thì lại chụp được nó rất hoàn hảo vào hôm 1 tháng Hai.”
Người phát ngôn của NASA cho biết: “Sao chổi này sẽ có thể gần chạm đến vỏ trái đất hôm 24/2 tới. Các bầu trời tối ở đồng quê là điều kiện tốt để nhìn thấy Lulin nhưng không ai có thể chắc chắn về điều đó. Tuy nhiên, vì lần này là chuyến viếng thăm đầu tiên của Lulin tới trong hệ mặt trời, nó sẽ tiếp xúc với ánh sáng rất mãnh liệt nên bất ngờ có thể xảy ra!”. (Tức là người trái đất có khả năng ngắm được ánh sáng xanh rực rỡ của Lulin).
“Sao chổi sẽ ‘mọc’ lên vài giờ trước mặt trời và trước khi bình minh lên, người ta có thể sẽ chiêm ngưỡng được một phần ba quãng đường sao chổi Lulin bay lên bầu trời phương Nam.”
0 nhận xét: