Mấy chục năm nay, sáng nào tôi cũng tranh thủ đi bộ thể dục một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Đi đến mòn mấy chục đôi giầy, mọi người đi tập gặp nhau tuy không chào hỏi như các cụ sống trong làng nhưng ai cũng nhận ra nhau là những người quen kẻ thuộc. Người “cùng phường” “cùng quận”, Hà Nội ta cả. Quá thân thiết với dải cây xanh Bờ Hồ xanh mướt và ken dày như “rừng cây” nên tôi chẳng thấy gì lạ mà coi như cái rừng cây bờ hồ như “rừng làng” mình vậy.
Tháng trước, có dịp dẫn mấy ông bạn nước ngoài đi dạo quanh Hồ. Thấy gì bạn cũng hỏi tôi mới ngộ ra một điều: Thì ra có lắm cái ngày nào cũng thấy mà mình chẳng để ý. Đấy là những chiếc biển cấm treo la liệt trên cây, trên cột. Thấy biển mà không hiểu tiếng Việt nên họ muốn biết và đề nghị tôi giải thích.
* Có bao nhiêu biển cấm trên bờ Hồ?
Chỉ tính riêng khu vực vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, không kể phía bên kia đường, cả thấy có tới 62 biển gồm các loại biển sau:
Loại biển nhỏ gắn trên cây gồm 46 chiếc, có kích thước khỏang 30cm x 25cm, cứ đi độ dăm bước chân lại gặp một biển như thế. Có nơi treo ở cây bên phải lại treo thêm một biển khác cùng nội dung ở ngay cây bên trái. Trong loại biển này, có 34 biển cấm với chữ CẤM viêt to in đậm và phía bên là ba hàng gạch đầu dòng
Biển cấm treo trên cây ở Bờ Hồ.
Loại biển khổ nhỏ thứ hai cũng được trình bày tương tự với chữ CẤM to bên trái nhưng nội dung có khác:
Trên bãi cỏ gần Đền Ngọc Sơn lại có thêm 2 chiếc biển nhỏ cắm ngay dưới đất với hai nội dung: Không dẫm lên cỏ và Không ngắt hoa
Ngoài ba loại biển nhỏ trên, quanh hồ còn cắm tới 7 bảng lớn có kích thước 1m x 1,5m ghi nội dung như sau:
NỘI QUY
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm
1. Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00.
2. Không dẫm lên thảm cỏ, không ngắt hoa, bẻ cành, hái quả,không leo trèo,vẽ khắc lên tượng đài và các công trình kiến trúc.
3. Không cãi chửi, đánh nhau, say rượu bia... có những hành vi thiếu văn hóa, gây mất trật tự công cộng.
4. Không nằm nghỉ trên ghế đá vườn hoa.
5. Không viết, dán, treo nội dung quảng cáo, rao vặt trên cây, ghế đá, trên tường, trạm điện thọai công cộng...(nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền).
6. Cấm đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng.
7. Cấm tắm giặt, rửa ở các đài phun nước, không phơi quần áo, chăn màn lên cây, ghế đá, để các vật dụng làm mất mĩ quan ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
8. Cấm câu cá, chăn thả gia súc, vật nuôi và săn bắt chim thú.
9. Cấm bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, đeo bám khách du lịch để ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền. 10.Các đơn vị cá nhân khi tổ chức các họat động mang tính tập thể ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Hoàn Kiếm phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Rõ ràng là vẻn vẹn chỉ một diện tích như vậy mà treo đến trên 60 biển cấm thì đó là một “rừng cấm”.
Bảng kích cỡ lớn ghi các điều “cấm”
* Những điều kì lạ của câu chữ, và nội quy
Đi sâu vào chi tiết của từng nội dung cấm mới thấy thực có nhiều điều vừa quá chi tiết mà lại lắm sơ hở nếu như cứ theo chặt các điều lệ ấy mà thực thi.
Xin thử xem kĩ một vài điều trong bản nội quy:
- Điều 1: “Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00”. Nếu duy ngữ nghĩa mà hiểu thì mọi người đến khu vực này chỉ không được mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00 mà thôi!
Vậy trước 7h00 và sau 21h00 thì tha hồ cởi trần mặc áo lót tập thể dục???
Trong thời gian 7h00 đến 21h00, nếu không tập thể dục thì ngầm hiểu là muốn mặc hay không mặc cũng chẳng sao miễn là người ấy không tập thể dục ở đây. Văn bản chỉ ghi cụ thể cho đối tượng tập thể dục thôi“mặc quần áo lót tập thể dục” thôi! Cái gì nội quy không cấm thì cứ việc thực hiện.
- Điều 6: “Cấm.... đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng. Thế các loại cầu khác như cầu giấy, cầu mây và muôn vàn các loại cờ khác có cấm không? Riêng cái khoản đánh bạc ăn tiền nhan nhản và công khai đã diễn ra ngay gần khu vực này thì lại không thấy cấm?
Trên thực tế, mỗi buổi sáng, có nhiều nhóm đánh cầu lông quanh hồ thuộc các câu lạc bộ sức khỏe ngòai trời vẫn luyện tập nhiều chục năm nay vẫn đang tồn tại mà không ảnh hưởng gì đến trật tự công cộng cả. Vậy các câu lạc bộ này có phạm nội quy không?
* Cấm đâu phải là cái bùa phép hữu hiệu!
Bạn thử tưởng tượng khi được một vị nào đó để tỏ lòng thận thiện mời bạn đến thăm nhà. Khách vồn vã ra tận cửa chào mời, cỗ bàn thịnh sọan và dẫn đi thăm giới thiệu khắp nhà mà chỗ nào cũng có các biển nhỏ ghi các dòng chữ nắn nót “Xin không khạc nhổ ra sàn”, “Xin đừng dùng khăn mặt, bàn chải đánh răng của tôi”, “Xin đừng vào phòng ngủ của vợ chồng tôi” “Xin đừng tự tiện mở ngăn kéo”, “ Xin đừng tự ý mở tủ lạnh”, “Xin nhớ dội nước khi đại, tiểu tiện”... và những điều sơ đẳng khác mà ai cũng phải biết. Vớ phải ông bạn như thế thì dù có tỏ ra thân thiện đến mấy thì lần sau tôi cũng xin kiếu!
Khách đến thăm Hồ Gươm, dù có đón rước mời chào thân thiện đến đâu mà khách thấy la liệt các biển cấm, đọc và hiểu được những biển ấy thì khác chi ta quá “đề phòng” khách là người kém hiểu biết, không văn hóa. Người ta sẽ nghĩ gì về Hà Nội thanh lịch, Hà Nội Văn hóa Hà Nội thân thiện, hòa bình?
Tôi không phản đối mọi quy định chặt chẽ của UBND Quận, cũng như của ban quản lý. Tôi đã có nhiều lần phê phán và kêu gọi mọi người không xả rác, không vẽ bậy vào di tích. Tuy nhiên, để quản lí tốt thắng cảnh vào bậc nhất của thủ đô ta, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp giản dị, chặt chẽ, chính xác và văn hóa hơn, hiệu quả hơn như nhiều nơi, nhiều nước đã từng làm. Nên chăng thay các biển chữ rối rắm khó hiểu bằng những biểu trưng hình vẽ giản dị mà khắp thế giới người ta đã và vẫn làm như biểm cấm hút thuốc, cấm chó, cấm vứt rác...Và điều quan trọng là ngòai tuyên truyền, giáo dục cần xử phạt nghiêm minh. Biển cấm đâu phải là cái bùa phép hữu hiệu?
Tháng trước, có dịp dẫn mấy ông bạn nước ngoài đi dạo quanh Hồ. Thấy gì bạn cũng hỏi tôi mới ngộ ra một điều: Thì ra có lắm cái ngày nào cũng thấy mà mình chẳng để ý. Đấy là những chiếc biển cấm treo la liệt trên cây, trên cột. Thấy biển mà không hiểu tiếng Việt nên họ muốn biết và đề nghị tôi giải thích.
* Có bao nhiêu biển cấm trên bờ Hồ?
Chỉ tính riêng khu vực vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, không kể phía bên kia đường, cả thấy có tới 62 biển gồm các loại biển sau:
Loại biển nhỏ gắn trên cây gồm 46 chiếc, có kích thước khỏang 30cm x 25cm, cứ đi độ dăm bước chân lại gặp một biển như thế. Có nơi treo ở cây bên phải lại treo thêm một biển khác cùng nội dung ở ngay cây bên trái. Trong loại biển này, có 34 biển cấm với chữ CẤM viêt to in đậm và phía bên là ba hàng gạch đầu dòng
- Bán hàng rong |
Biển cấm treo trên cây ở Bờ Hồ.
- Câu cá, đá bóng, đánh cờ |
Trên bãi cỏ gần Đền Ngọc Sơn lại có thêm 2 chiếc biển nhỏ cắm ngay dưới đất với hai nội dung: Không dẫm lên cỏ và Không ngắt hoa
Ngoài ba loại biển nhỏ trên, quanh hồ còn cắm tới 7 bảng lớn có kích thước 1m x 1,5m ghi nội dung như sau:
NỘI QUY
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm
1. Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00.
2. Không dẫm lên thảm cỏ, không ngắt hoa, bẻ cành, hái quả,không leo trèo,vẽ khắc lên tượng đài và các công trình kiến trúc.
3. Không cãi chửi, đánh nhau, say rượu bia... có những hành vi thiếu văn hóa, gây mất trật tự công cộng.
4. Không nằm nghỉ trên ghế đá vườn hoa.
5. Không viết, dán, treo nội dung quảng cáo, rao vặt trên cây, ghế đá, trên tường, trạm điện thọai công cộng...(nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền).
6. Cấm đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng.
7. Cấm tắm giặt, rửa ở các đài phun nước, không phơi quần áo, chăn màn lên cây, ghế đá, để các vật dụng làm mất mĩ quan ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
8. Cấm câu cá, chăn thả gia súc, vật nuôi và săn bắt chim thú.
9. Cấm bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, đeo bám khách du lịch để ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền. 10.Các đơn vị cá nhân khi tổ chức các họat động mang tính tập thể ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Hoàn Kiếm phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Rõ ràng là vẻn vẹn chỉ một diện tích như vậy mà treo đến trên 60 biển cấm thì đó là một “rừng cấm”.
Bảng kích cỡ lớn ghi các điều “cấm”
* Những điều kì lạ của câu chữ, và nội quy
Đi sâu vào chi tiết của từng nội dung cấm mới thấy thực có nhiều điều vừa quá chi tiết mà lại lắm sơ hở nếu như cứ theo chặt các điều lệ ấy mà thực thi.
Xin thử xem kĩ một vài điều trong bản nội quy:
- Điều 1: “Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00”. Nếu duy ngữ nghĩa mà hiểu thì mọi người đến khu vực này chỉ không được mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00 mà thôi!
Vậy trước 7h00 và sau 21h00 thì tha hồ cởi trần mặc áo lót tập thể dục???
Trong thời gian 7h00 đến 21h00, nếu không tập thể dục thì ngầm hiểu là muốn mặc hay không mặc cũng chẳng sao miễn là người ấy không tập thể dục ở đây. Văn bản chỉ ghi cụ thể cho đối tượng tập thể dục thôi“mặc quần áo lót tập thể dục” thôi! Cái gì nội quy không cấm thì cứ việc thực hiện.
- Điều 6: “Cấm.... đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng. Thế các loại cầu khác như cầu giấy, cầu mây và muôn vàn các loại cờ khác có cấm không? Riêng cái khoản đánh bạc ăn tiền nhan nhản và công khai đã diễn ra ngay gần khu vực này thì lại không thấy cấm?
Trên thực tế, mỗi buổi sáng, có nhiều nhóm đánh cầu lông quanh hồ thuộc các câu lạc bộ sức khỏe ngòai trời vẫn luyện tập nhiều chục năm nay vẫn đang tồn tại mà không ảnh hưởng gì đến trật tự công cộng cả. Vậy các câu lạc bộ này có phạm nội quy không?
* Cấm đâu phải là cái bùa phép hữu hiệu!
Bạn thử tưởng tượng khi được một vị nào đó để tỏ lòng thận thiện mời bạn đến thăm nhà. Khách vồn vã ra tận cửa chào mời, cỗ bàn thịnh sọan và dẫn đi thăm giới thiệu khắp nhà mà chỗ nào cũng có các biển nhỏ ghi các dòng chữ nắn nót “Xin không khạc nhổ ra sàn”, “Xin đừng dùng khăn mặt, bàn chải đánh răng của tôi”, “Xin đừng vào phòng ngủ của vợ chồng tôi” “Xin đừng tự tiện mở ngăn kéo”, “ Xin đừng tự ý mở tủ lạnh”, “Xin nhớ dội nước khi đại, tiểu tiện”... và những điều sơ đẳng khác mà ai cũng phải biết. Vớ phải ông bạn như thế thì dù có tỏ ra thân thiện đến mấy thì lần sau tôi cũng xin kiếu!
Khách đến thăm Hồ Gươm, dù có đón rước mời chào thân thiện đến đâu mà khách thấy la liệt các biển cấm, đọc và hiểu được những biển ấy thì khác chi ta quá “đề phòng” khách là người kém hiểu biết, không văn hóa. Người ta sẽ nghĩ gì về Hà Nội thanh lịch, Hà Nội Văn hóa Hà Nội thân thiện, hòa bình?
Tôi không phản đối mọi quy định chặt chẽ của UBND Quận, cũng như của ban quản lý. Tôi đã có nhiều lần phê phán và kêu gọi mọi người không xả rác, không vẽ bậy vào di tích. Tuy nhiên, để quản lí tốt thắng cảnh vào bậc nhất của thủ đô ta, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp giản dị, chặt chẽ, chính xác và văn hóa hơn, hiệu quả hơn như nhiều nơi, nhiều nước đã từng làm. Nên chăng thay các biển chữ rối rắm khó hiểu bằng những biểu trưng hình vẽ giản dị mà khắp thế giới người ta đã và vẫn làm như biểm cấm hút thuốc, cấm chó, cấm vứt rác...Và điều quan trọng là ngòai tuyên truyền, giáo dục cần xử phạt nghiêm minh. Biển cấm đâu phải là cái bùa phép hữu hiệu?
0 nhận xét: