Sam Grover - Ảnh: C.N. |
Nhớ lại những ngày đầu mới tới đây, tôi phải đi bộ hoặc sử dụng xe ôm để di chuyển mỗi khi muốn đi đâu đó thật tốn kém và bất tiện. Vì thế khi mua được một chiếc xe đạp vừa ý, tôi thấy hết sức thoải mái, nhẹ nhõm. Tôi tự nhủ có chiếc xe đạp mọi khó khăn sẽ được giải quyết!
Việc đi xe đạp không quá xa lạ với tôi vì ở vùng Dunedin (New Zealand) quê hương tôi có khá nhiều người đi xe đạp dẫu địa hình nhiều đèo, dốc hiểm trở. Người dân quê tôi đi xe đạp vì ai cũng hiểu đó là điều cần thiết để không chỉ giữ gìn không khí trong lành mà còn giúp duy trì sức khỏe. Thế nhưng, từ ngày đi xe đạp tại TP.HCM tôi mới biết thật khó để duy trì thói quen tốt này tại đây.
Thứ nhất, có lẽ vì người VN quan niệm xe đạp chỉ dành cho người nghèo nên khi ở ngoài đường tôi thấy chỉ những ai mặc đồ cũ kỹ, nhăn nheo mới chấp nhận còng lưng đạp xe. Có những buổi chiều đứng trên lan can nhà trọ nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo đông đúc, tôi thấy chỉ khoảng 5-10 chiếc xe đạp lạc lõng bên cạnh hàng ngàn xe máy đang vùn vụt phóng qua. Nhìn một rừng xe máy di chuyển trên đường phố, tôi tự hỏi không biết có ai trong số những người đi xe máy từng tự vấn về lượng khí CO được thải ra mỗi ngày.
Đường dành cho xe đạp và xe máy trên đường Nguyễn Văn Cừ (TP.HCM) nhưng đa số là xe máy lưu thông và bị ôtô chiếm dụng - Ảnh: Thuận Thắng |
Ngoài ra, tôi còn nhận ra một điều rằng đi xe đạp ở VN dễ khiến bạn “nổi” hơn cả khi dùng những loại xe máy xịn như Dylan, SH... Mọi người không tin à?
Thực tế tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt dõi theo và hầu hết mọi người đều phì cười khi thấy một người có trọng lượng “khiêm tốn” như tôi (khoảng 100kg) hì hục đạp xe. Họ cười một cách khoái trá chứ không phải cười mỉm khiến tôi cảm nhận sự trêu chọc hơn là chia sẻ. Rồi nhiều người còn cười nhạo khi thấy tôi đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Mỗi lần như vậy không lẽ tôi phải dừng xe lại để phân tích cho họ biết rằng khi tai nạn xảy ra thì đi xe máy hay xe đạp cũng đều nguy hiểm...?
Cả thành phố chỉ có một con đường có đường dành riêng cho xe đạp N.ẨN |
Đã thế, đi xe đạp còn bị khó xử ở chỗ là luôn bị chèo kéo mỗi khi đến gần các quán nhậu lề đường. Nhiều khi tôi đi sát bên đường chỉ vì lý do an toàn, nhưng có nhiều anh chàng to cao, lực lưỡng đứng tràn ra cả đường thản nhiên kéo xe tôi vào bên trong, mặc cho tôi gào to trong tuyệt vọng “No, no” (không, không!). Quán nhậu “chào đón” là thế, nhưng khi tới các quán cà phê lớn trong thành phố tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu, lắm lúc kèm theo hai tiếng “Go go!”(đi đi!). Họ nói không nhận giữ xe đạp hoặc có giữ cũng không có thẻ xe dành cho tôi...
Tôi không hiểu tại sao xe đạp bị phân biệt đối xử như thế?
0 nhận xét: