Không phải âm thanh do con người, hay bất cứ loài động vật hoặc thực vật nào tạo ra. Đó là những âm thanh bí ẩn, thậm chí quái lạ chưa có lời đáp về nguồn gốc...

Nếu như để ý lắng nghe, bạn sẽ phát hiện ra rằng trái đất thân yêu của chúng ta phủ đầy những âm thanh. Có những âm thanh bạn nghe thấy hàng ngày và cảm thấy rất quen thuộc, nhưng cũng có những âm thanh hết sức kì lạ, ấn tượng và hoàn toàn không-rõ-nguồn-gốc. Hãy cùng kenh14 tìm hiểu một trong số những âm thanh đó nhé!

1. “The Bloop”

Âm thanh kì bí đầu tiên mà chúng tớ muốn giới thiệu đó là “The Bloop”, một loại âm thanh đã làm điên đầu các nhà khoa học từ nhiều năm nay. Suốt mùa hè năm 1997, thứ âm thanh có tần số siêu thấp này thường xuyên xuất hiện, âm lượng càng lúc càng lớn và kéo dài trong khoảng 1 phút. Âm thanh này được phát hiện bởi Ban Quản Lý Biển và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kỳ. Thứ âm thanh này lớn đến mức có thể nghe thấy qua thiết bị đa cảm biến ở khoảng cách xa tới… 5000km!!! Các nhà khoa học đã đặt cho nó cái tên “The Bloop” để phân biệt với âm thanh “Boing”.


Nơi phát hiện ra "The Bloop"


Mặc dù thứ âm thành này trùng hợp với mô tả về âm thanh của một loài động vật sống, nhưng lại có âm lượng lớn đến mức không một loại sinh vật nào có đủ khả năng tạo ra được. Con mực khổng lồ nhất mà chúng ta từng phát hiện được dài tới 18m (bao gồm cả xúc tu), nhưng cũng còn quá nhỏ bé để đủ sức phát ra thứ âm thanh này. Nếu quả thực có một sinh vật như thế tồn tại thì nó phải lớn hơn loài cá voi khổng lồ nhất của chúng ta rất, rất nhiều lần .



Tần số âm của "The Bloop" rất lớn, nằm ngoài
khả năng của bất cứ loài sinh vật nào


Nhiều người đã đặt ra giả thuyết, liệu “Bloop” có phải âm thanh do một con quái vật biển nào đó tạo ra không? Họ liên tưởng đến quái vật Cthulhu, một sinh vật huyền thoại trong truyện của nhà văn H.P.Lovecraft nổi tiếng. Cthulhu phát ra tiếng kêu bí ẩn gần một thành phố đã chìm dưới biển sâu mang tên R’lyeh, cũng trong cuốn truyện của Lovecraft . Âm thanh “Bloop” này thậm chí đã được đem vào một game truyền bá cho bộ phim Cloverfield. Bạn cũng có thể nghe âm thanh này trong phim “The Loch” nói về quái vật huyền thoại của hồ Lochness. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không sao tìm ra nguồn gốc của thứ âm thanh kì lạ này. Nó gây cho người nghe cảm giác gần giống như đang bị nhấn chìm dưới hàng ngàn mét khối nước biển, bao quanh là màn đêm tăm tối đáng sợ…


Quái vật Cthulhu


Bạn có thể thử nghe “The Bloop” trong video dưới đây. Nhưng đó cũng không hẳn là “the bloop” nguyên gốc, vận tốc song âm đã được đẩy lên nhanh gấp 16 lần mới có thể nghe được bằng tai con người chúng ta.

Video:





2. “The Hum”




“The Hum” là cái tên được đặt cho một loại âm thanh tần số thấp nghe giống như tiếng rền hoặc tiếng sôi ùng ục. Âm thanh này loài người có thể nghe được, thường là khi nó xuất hiện thì rất nhiều người sẽ nghe thấy cùng lúc. “The Hum” có thể chỉ thoáng qua hoặc cũng có thể kéo dài liên tục . Có rất nhiều địa điểm trên thế giới đã trở nên nổi tiếng bởi thứ âm thanh này, tiêu biểu là làng Taos Hum và khu Bristol Hum.


Vài hình ảnh về làng Taos Hum



Mặc dù nhiều người từng nghe thấy “The Hum” nhưng lại hết sức khó khăn để ghi âm được nó, việc xác định xem nó bắt nguồn từ đâu cũng gần như là bất khả thi. Lý do cho việc này có lẽ bởi nó là loại âm thanh có tần số thấp, rất khó “bắt” được nguồn sinh âm. Những nơi thường có loại âm thanh này nhất được ghi nhận là ở Châu Âu và Nam Mỹ. Người ta thường xuyên nghe thấy nó ngay trong… ngôi nhà mình , có người lại nghe thấy nó nhỏ hơn, có người lại nghe thấy nó to và rõ hơn. Đây cũng là một điểm khiến “The Hum” càng trở nên bí ẩn bội phần.

Âm thanh kì lạ này ở Taos Hum






Làng Taos Hum đã xuất hiện trong chương trình X-files và cả “Những bí ẩn chưa có lời đáp”. Cũng có 1 số loại “The Hum” đã tìm được nguồn gốc, ví dụ như trường hợp ở Kokomo, bang Indiana, Mỹ. Âm thanh mà người ta tưởng là “The Hum” ở đây hóa ra chỉ là quạt thông gió của một máy điều hòa, nó phát ra âm với tần số 36Hz lan tỏa khắp thằng phố Kokomo nói trên. Thế nhưng rất ít trường hợp tìm được lời đáp như vậy, đa số “the hum” đều không có nguồn gốc. Một số nhà khoa học cho rằng “The Hum” có thể là do các yếu tố địa chất, sóng âm cực ngắn, sóng điện từ của các mảnh thiên thạch hay thậm chí là do người nghe bị... ù tai . Giả thuyết cuối có vẻ không thuyết phục lắm vì rất nhiều người đã cùng lúc nghe thấy “The Hum” với cường độ rất khác nhau. Chuyện “ù tai” cùng lúc với mức độ khác nhau có vẻ là điểu khó xảy ra.

Bạn có thể thử nghe Auckland Hum được ghi âm lại tại vùng Auckland thuộc NewZeland: (độ dài: 1:26p)



"The Hum" được xem là 1 trong những hiện tượng thiên nhiên "ảo" nhất từ trước đến giờ.

3. “The Hell Hole” - lỗ hổng địa ngục

Hơn 40 năm trước, các nhà khoa học của Nga đã bắt đầu một dự án đầy tham vọng: xâm nhập qua lớp vỏ ngoài của Trái đất và lấy mẫu nhiệt độ và khám phá về một thế giới khác mà loài người chưa từng biết đến: vùng gián đoạn Mohorovičić, hay còn gọi là “Moho”.

Công nghệ thời bấy giờ chưa từng xuyên sâu vào lòng đất đến mức đó, nên các nhà khoa học Nga đã sáng chế ra một cách hoàn toàn mới để thực hiên điều khó khăn đó. Không may là họ đã chẳng thể đạt được mục đích đặt ra, những bí mật của lòng đất bí ẩn vẫn còn đó. Khi công việc khoan đào chấm dứt năm 1994, lỗ hổng mà họ đang khoan dở mang tên Kola Superdeep Borehole đã đạt độ sâu 7 dặm, trở thành lỗ hổng nhân tạo sâu nhất thế giới. Lõi đá cuối cùng được đem lên từ lỗ hổng này được xác định có niên đại từ 2,7 tỉ năm trước .




Một vài hình ảnh về "lỗ hổng địa ngục"


Nhiều lời đồn đã cho rằng đây thực chất là một nỗ lực muốn chạm đến… địa ngục được cho là nằm sâu trong lòng đất của con người. Thậm chí có những lời giải thích cho rằng bằng cách nào đó “cửa địa ngục” đã được hé mở, hoặc “chạm đến” . Dưới đây là những lời giải thích đó:

1. Sau khi tiến hành đào được vài dặm, mũi khoan bắt đầu quay điên cuồng khó kiểm soát.

2. Một vị tiến sĩ tên là Azzakov đã khẳng định rằng ông ta có bằng chứng rằng bên trong lòng Trái Đất giống như một lỗ hổng rỗng.

3. Nhiệt độ ở đó cao khủng khiếp, cao hơn cả những dự tính của các nhà khoa học. Thường thường nhiệt độ ở đó phải đạt đến ngưỡng 1,100 độ C.

4. Khi các máy thu âm được đưa xuống lỗ hổng để thu lại “những âm thanh về sự dịch chuyển của Trái Đất”, người ta nghe thấy những tiếng gào thét được cho là của những “linh hồn bị nguyền rủa.”

5. Rất nhiều nhà khoa học đã từ bỏ dự án này vì hoảng sợ cực độ hoặc bị khủng hoảng tâm lý nặng nề.
Đây là âm thanh thu được dưới "lỗ hổng địa ngục"


(cảnh báo: yếu tim không nên nghe)





Dĩ nhiên những điều trên không thể hoàn toàn là sự thật, chúng được lý giải lại như sau:

1. Nếu trái đất là một lỗ hổng rỗng thì các thí nghiệm và nghiên cứu địa chất đã nhận thấy từ lâu

2. Nhiệt độ cao là lẽ đương nhiên bởi sức nóng sẽ tăng thêm 1 độ C trong khoảng 100 đến 3000m, rồi sau đó là 2,5 độ C ở mỗi 100m tiếp theo. Với độ sâu 10,000m, nhiệt độ đã lên đến 180 độ C.


Người đàn ông giấu danh tính tiết lộ về "lỗ hổng địa ngục".


Câu chuyện “địa ngục” này tất nhiên được dựa trên những sự kiện có thật cũng như những nhân chứng có thật. Và dưới đây là lời hé lộ của một nhân vật đã từng tham gia dự án trên:

“Chúng tôi đưa micro xuống sâu hơn để thu những âm thanh về sự dịch chuyển bên trong lòng đất. Nhưng thay vì những âm thanh của sự xê dịch, chúng tôi nghe thấy những tiếng hét thất thanh vì đau đớn. Ban đầu chúng tôi cho rằng đó là âm thanh phát ra từ dụng cụ của mình. Thế nhưng càng về sau, chúng tôi càng nghe thấy rõ rệt hơn… đó không phải tiếng hét của một người, mà là của hàng triệu con người…”.
Âm thanh nghe như tiếng đại bác nổ phía xa, âm thanh "kéo dài chậm chạp" và "âm thanh bí ẩn từ ngoài hành tinh" sẽ kết thúc series về những âm thanh kì lạ của Trái Đất...

4. "The Mistpouffers"

Tại một số địa điểm trên thế giới đã từng có rất nhiều trường hợp nghe thấy những âm thanh kéo dài, âm lượng lớn giống như tiếng nổ bom . Ở những nơi khác nhau, âm thanh này lại có những tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, nó có tên là “Tiếng súng ở Seneca” (bởi nó xuất hiện ở gần hồ Seneca, New York), “Tiếng súng ở Barisal” (xuất hiện tại Bangladesh), “tiếng súng gần hồ”, và rất nhiều cái tên khác. Nhưng tóm lại, những cái tên trên đều cùng miêu tả một loại âm thanh, hay một chuỗi âm thanh nghe như tiếng đại bác ở phía xa, thường xuất hiện ở gần những nguồn nước lớn. Chúng hay xuất hiện cùng với những cơn rung chuyển kéo dài đủ sức làm tranh treo tường hay bát đĩa trong nhà bạn phải lắc lư .


Quang cảnh hồ Seneca ở NewYork


Đã tồn tại rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thứ âm thanh này, nhưng hầu hết đều không có tính thuyết phục. Hiện tượng này đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỉ, cho nên không thể cho rằng những cuộc thử nghiệm hạt nhân là nguồn gốc gây ra thứ âm thanh này. Động đất hoặc núi lửa có thể sinh ra những hiện tượng và tiếng động tương tự, nhưng nếu là do động đất hay núi lửa thì các loại máy móc của con người đã dễ dàng đo đạc và phát hiện ra chúng. Hơn nữa thời điểm xuất hiện những âm thanh này hoàn toàn không trùng khớp với bất kì sự kiện động đất hay núi lửa phun trào nào .

Có một số người cho rằng những dịch chuyển địa chất dưới đáy đại dương có thể sinh ra những bong bong lớn chứa khí gas, những bong khí này khi nổi lên bề mặt nước sẽ nổ và gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên giả thuyết này nghe khá gượng ép, bởi những bong khí đó không thể đủ khả năng gây ra thứ âm thanh mạnh như tiếng đại bác nổ được . Giả thuyết về việc các thiên thạch rơi xuống đại dương cũng đã bị bác bỏ bởi 2 lý do: thứ nhất âm thanh ghi lại được khi thiên thạch rơi xuống trái đất nghe hoàn toàn khác; thứ hai nếu có thiên thạch xuất hiện thì phải có hiện tượng thủy triều đi kèm. Ngoài ra, còn một số giả thuyết mang tính chất tâm linh và liên quan đến người ngoài hành tinh.

Bạn có thể thử nghe âm thanh của thiên thạch rơi trong video dưới đây



Thứ âm thanh được gọi chung là “Mistpouffer” này được cho là có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên âm thanh từ cuộc sống loài người khiến cho chúng bị át đi hoặc nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện. Sóng âm khi ở trong nước có thể di chuyển xa hơn nhiều so với khi ở trên cạn. Chính vì thế, loại âm thanh này thường xuất hiện và nghe được rõ ràng ở những khu vực yên tĩnh, gần những nguồn nước lớn . Hiện chưa thiết bị nào được sử dụng để ghi âm lại "Mistpoufer".

5. “The Slow Down”


“Slow Down” được phát hiện lần đầu tiên tại Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 5 năm 1997. Ban Quản Lý Hải Phận và Không Phận Quốc Gia Hoa Kỳ xác định, âm thanh này xuất hiện tại 15 độ Nam, 115 độ Tây.

Âm thanh này được gọi là “Slow Down” bởi nó giảm tần số một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt khoảng thời gian kéo dài 7 phút . Để nghe được âm thanh này, các nhà khoa học đã sử dụng loại thiết bị giống như dùng với âm thanh “The Bloop” (Lưu ý rằng “The Bloop” cũng là do Ban Quản Lý này phát hiện ra). “The Slow Down” có âm lượng đủ lớn để nghe được qua bộ đa cảm biến từ khoảng cách 2000km .


"Slow Down" có tần số âm giảm dần đều một cách kì lạ...

Để tai người nghe được âm thanh này, nó phải được đẩy vận tóc sóng âm lên 16 lần, tương tự như “The Bloop” vậy. Các bạn có thể nghe thử tại đây:







Có một số người cho rằng loại âm thanh này do loài mực khổng lồ hay một sinh vật biển lớn khủng khiếp nào đó tạo ra. Thế nhưng tương tự như trường hợp của “The Bloop”, giả thuyết này không có sức thuyết phục, bởi lẽ không loài mực nào có thể tạo ra thứ âm thanh có tần số âm giảm dần như vậy.

Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của “The Slow Down” cũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Trước đây chưa từng ghi nhận bất cứ loại âm thanh hoặc hiện tượng nào tương tự .

6. “The Wow”


Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến thứ âm thanh này, mặc dù nó không xuất phát từ Trái Đất mà từ ngoài vũ trụ. Cũng có những ý kiến cho rằng thứ âm thanh này đậm chất “công nghệ”, nhưng không thể phủ nhận rằng nó luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học .

Vào ngày 15/8/1977, khi một nhà khoa học của Học Viện SETI (chuyên nghiên cứu về khoa học vũ trụ) đang làm việc tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Bang Ohio, ông đã đế ý thấy một loại tín hiệu rất mạnh kéo dài khoảng 72 giây. Kiểu tín hiệu này xét về nguồn gốc hết sức giống với những hệ thống tín hiệu ngoài trái đất và ngoài hệ mặt trời . Sở dĩ nó quá đặc biệt, các nhà khoa học đã đem bản in dãy mã tín hiệu ra phân tích. Nhận ra nhiều điều kì lạ, họ đã viết lên đó một chứ “Wow” biểu thị sự kinh ngạc. Từ đó âm thanh này được đặt tên là “The Wow”. Các nhà khoa học cũng xác định nguồn gốc phát ra âm thanh này có thể nằm ở chòm sao Nhân Mã.


Tấm ảnh trên là lời lý giải cho cái tên của âm thanh này. ^^


Theo các nhà khoa học, nguồn phát ra "The Wow" có thể nằm trong khoảng 2 vạch màu đỏ.


Một bản nghiên cứu chi tiết hơn về nơi phát ra "The Wow"

Kể từ khi phát hiện ra loại âm thanh này, các nhà khoa học ở khắp nơi đã cố gắng định vị và thu lại nó. Vào năm 1987 và1989, Robert Gray META tại Đài thiên văn Oak Ridge nhưng không tìm kiếm được chút thông tin nào về "The Wow". Năm 1995 và1996, Gray lại một lần nữa tìm kiếm "The Wow" bằng một thiết bị mạnh hơn Big Ear nhiều lần, nhưng “The Wow” hoàn toàn không “tái xuất”, và cho đến giờ cũng vậy . Với lý do đó, rất nhiều người đã tin rằng âm thanh này đến từ một vật thể lạ ngoài Trái Đất, hoặc hơn thế nữa là từ một “loài sinh vật sống” nào đó ngoài vũ trụ. Tuy nhiên giả thuyết này đã bị bác bỏ vì không đủ bằng chứng thuyết phục.

Thật đáng tiếc, bởi chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên cũng không có ai ghi âm lại được "The Wow" cả .

Vũ trụ quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết cũng như chưa đủ khả năng tìm hiểu được nguồn gốc của chúng. Còn các bạn thì sao, các bạn có tự đưa ra bất kì giả thuyết nào của riêng mình sau khi đọc series này không? Hãy cùng chia sẻ nhé! ^^Âm thanh nghe như tiếng đại bác nổ phía xa, âm thanh "kéo dài chậm chạp" và "âm thanh bí ẩn từ ngoài hành tinh" sẽ kết thúc series về những âm thanh kì lạ của Trái Đất...

4. "The Mistpouffers"

Tại một số địa điểm trên thế giới đã từng có rất nhiều trường hợp nghe thấy những âm thanh kéo dài, âm lượng lớn giống như tiếng nổ bom . Ở những nơi khác nhau, âm thanh này lại có những tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, nó có tên là “Tiếng súng ở Seneca” (bởi nó xuất hiện ở gần hồ Seneca, New York), “Tiếng súng ở Barisal” (xuất hiện tại Bangladesh), “tiếng súng gần hồ”, và rất nhiều cái tên khác. Nhưng tóm lại, những cái tên trên đều cùng miêu tả một loại âm thanh, hay một chuỗi âm thanh nghe như tiếng đại bác ở phía xa, thường xuất hiện ở gần những nguồn nước lớn. Chúng hay xuất hiện cùng với những cơn rung chuyển kéo dài đủ sức làm tranh treo tường hay bát đĩa trong nhà bạn phải lắc lư .


Quang cảnh hồ Seneca ở NewYork


Đã tồn tại rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thứ âm thanh này, nhưng hầu hết đều không có tính thuyết phục. Hiện tượng này đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỉ, cho nên không thể cho rằng những cuộc thử nghiệm hạt nhân là nguồn gốc gây ra thứ âm thanh này. Động đất hoặc núi lửa có thể sinh ra những hiện tượng và tiếng động tương tự, nhưng nếu là do động đất hay núi lửa thì các loại máy móc của con người đã dễ dàng đo đạc và phát hiện ra chúng. Hơn nữa thời điểm xuất hiện những âm thanh này hoàn toàn không trùng khớp với bất kì sự kiện động đất hay núi lửa phun trào nào .

Có một số người cho rằng những dịch chuyển địa chất dưới đáy đại dương có thể sinh ra những bong bong lớn chứa khí gas, những bong khí này khi nổi lên bề mặt nước sẽ nổ và gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên giả thuyết này nghe khá gượng ép, bởi những bong khí đó không thể đủ khả năng gây ra thứ âm thanh mạnh như tiếng đại bác nổ được . Giả thuyết về việc các thiên thạch rơi xuống đại dương cũng đã bị bác bỏ bởi 2 lý do: thứ nhất âm thanh ghi lại được khi thiên thạch rơi xuống trái đất nghe hoàn toàn khác; thứ hai nếu có thiên thạch xuất hiện thì phải có hiện tượng thủy triều đi kèm. Ngoài ra, còn một số giả thuyết mang tính chất tâm linh và liên quan đến người ngoài hành tinh.

Bạn có thể thử nghe âm thanh của thiên thạch rơi trong video dưới đây



Thứ âm thanh được gọi chung là “Mistpouffer” này được cho là có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên âm thanh từ cuộc sống loài người khiến cho chúng bị át đi hoặc nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện. Sóng âm khi ở trong nước có thể di chuyển xa hơn nhiều so với khi ở trên cạn. Chính vì thế, loại âm thanh này thường xuất hiện và nghe được rõ ràng ở những khu vực yên tĩnh, gần những nguồn nước lớn . Hiện chưa thiết bị nào được sử dụng để ghi âm lại "Mistpoufer".

5. “The Slow Down”


“Slow Down” được phát hiện lần đầu tiên tại Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 5 năm 1997. Ban Quản Lý Hải Phận và Không Phận Quốc Gia Hoa Kỳ xác định, âm thanh này xuất hiện tại 15 độ Nam, 115 độ Tây.

Âm thanh này được gọi là “Slow Down” bởi nó giảm tần số một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt khoảng thời gian kéo dài 7 phút . Để nghe được âm thanh này, các nhà khoa học đã sử dụng loại thiết bị giống như dùng với âm thanh “The Bloop” (Lưu ý rằng “The Bloop” cũng là do Ban Quản Lý này phát hiện ra). “The Slow Down” có âm lượng đủ lớn để nghe được qua bộ đa cảm biến từ khoảng cách 2000km .


"Slow Down" có tần số âm giảm dần đều một cách kì lạ...

Để tai người nghe được âm thanh này, nó phải được đẩy vận tóc sóng âm lên 16 lần, tương tự như “The Bloop” vậy. Các bạn có thể nghe thử tại đây:





Có một số người cho rằng loại âm thanh này do loài mực khổng lồ hay một sinh vật biển lớn khủng khiếp nào đó tạo ra. Thế nhưng tương tự như trường hợp của “The Bloop”, giả thuyết này không có sức thuyết phục, bởi lẽ không loài mực nào có thể tạo ra thứ âm thanh có tần số âm giảm dần như vậy.

Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của “The Slow Down” cũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Trước đây chưa từng ghi nhận bất cứ loại âm thanh hoặc hiện tượng nào tương tự .

6. “The Wow”


Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến thứ âm thanh này, mặc dù nó không xuất phát từ Trái Đất mà từ ngoài vũ trụ. Cũng có những ý kiến cho rằng thứ âm thanh này đậm chất “công nghệ”, nhưng không thể phủ nhận rằng nó luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học .

Vào ngày 15/8/1977, khi một nhà khoa học của Học Viện SETI (chuyên nghiên cứu về khoa học vũ trụ) đang làm việc tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Bang Ohio, ông đã đế ý thấy một loại tín hiệu rất mạnh kéo dài khoảng 72 giây. Kiểu tín hiệu này xét về nguồn gốc hết sức giống với những hệ thống tín hiệu ngoài trái đất và ngoài hệ mặt trời . Sở dĩ nó quá đặc biệt, các nhà khoa học đã đem bản in dãy mã tín hiệu ra phân tích. Nhận ra nhiều điều kì lạ, họ đã viết lên đó một chứ “Wow” biểu thị sự kinh ngạc. Từ đó âm thanh này được đặt tên là “The Wow”. Các nhà khoa học cũng xác định nguồn gốc phát ra âm thanh này có thể nằm ở chòm sao Nhân Mã.


Tấm ảnh trên là lời lý giải cho cái tên của âm thanh này. ^^


Theo các nhà khoa học, nguồn phát ra "The Wow" có thể nằm trong khoảng 2 vạch màu đỏ.


Một bản nghiên cứu chi tiết hơn về nơi phát ra "The Wow"

Kể từ khi phát hiện ra loại âm thanh này, các nhà khoa học ở khắp nơi đã cố gắng định vị và thu lại nó. Vào năm 1987 và1989, Robert Gray META tại Đài thiên văn Oak Ridge nhưng không tìm kiếm được chút thông tin nào về "The Wow". Năm 1995 và1996, Gray lại một lần nữa tìm kiếm "The Wow" bằng một thiết bị mạnh hơn Big Ear nhiều lần, nhưng “The Wow” hoàn toàn không “tái xuất”, và cho đến giờ cũng vậy . Với lý do đó, rất nhiều người đã tin rằng âm thanh này đến từ một vật thể lạ ngoài Trái Đất, hoặc hơn thế nữa là từ một “loài sinh vật sống” nào đó ngoài vũ trụ. Tuy nhiên giả thuyết này đã bị bác bỏ vì không đủ bằng chứng thuyết phục.

Thật đáng tiếc, bởi chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên cũng không có ai ghi âm lại được "The Wow" cả .

Vũ trụ quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết cũng như chưa đủ khả năng tìm hiểu được nguồn gốc của chúng. Còn các bạn thì sao, các bạn có tự đưa ra bất kì giả thuyết nào của riêng mình sau khi đọc series này không? Hãy cùng chia sẻ nhé! ^^



This entry was posted on 7/31/2009 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?