“Chìa khóa” để chống lại dịch cúm A/H1N1 lúc này là Tamiflu. Nhiều người đã tìm cách mua loại thuốc này với hy vọng sẽ uống ngay khi tin là mình bị cúm H1N1. Vậy bạn biết gì về Tamiflu?
Liệu có thể tử vong dù đã uống Tamiflu?
“Có thể”, TS John Watkins, giảng viên giàu kinh nghiệm của trường ĐH Cardiff và cũng là chuyên gia chống dịch, khẳng định.
Thuốc chỉ có tác dụng đối với các trường hợp mới mắc bệnh. Càng uống sớm (tốt nhất là trong vòng 2 ngày đầu nhiễm bệnh) thì lượng vi rút trong cơ thể càng ít và khả năng gặp các biến chứng như viêm phổi cũng càng hiếm.
Thuốc có tác dụng phụ?
Câu trả lời là “có” dù chưa có trường hợp thực tế nào được ghi nhận.
“Phản ứng phụ phổ biến là gây buồn nôn, nôn vọt và đau dạ dày”, GS Wendy Denning, công tác tại bệnh viện London’s the Health Doctors, cho biết, “Tamiflu nên uống sau ăn”.
Nhà sản xuất thuốc Tamiflu (Roche) thì cảnh báo rằng thuốc có thể gây ảo giác, mê sảng, không kiểm soát được hành vi. Thông báo này được đưa ra sau khi chính phủ Nhật khuyến cáo các bác sĩ không nên dùng Tamiflu cho lứa tuổi thiếu niên vì sợ nó có thể dẫn tới hành vi tự hủy hoại bản thân. Kết luận này được đưa ra sau cuộc điều tra về 18 trường hợp tử vong ở trẻ em Nhật Bản.
Dùng Tamiflu như thế nào?
Do chỉ dùng trong điều trị các trường hợp xác định chắc chắn là cúm A/H1N1 nên thuốc Tamiflu không được bán rộng rãi.
Khi nhiễm vi rút, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được điều trị theo đúng phác đồ.
Những nguy cơ khi mua thuốc trôi nổi?
Nếu không có đơn kê của bác sĩ mà vẫn mua được thuốc thì rất khó để biết rằng liệu đó có phải là thuốc thật không.
Đa phần các loại thuốc Tamiflu bán trên mạng hay ở một số nhà thuốc là thuốc giả, thậm chí là độc chất. Vì thế, sự yên tâm sau khi dùng các loại thuốc trôi nổi này chỉ là cảm giác vì không chắc chắn thuốc có tác dụng hay không.
Tamiflu ra đời khi nào?
Nó được phát hiện vào năm 1999, bởi Gilead Sciences, một công ty công nghệ sinh học do BS Michael Riordan sáng lập năm 1987. Công ty này chuyên sản xuất các loại thuốc kháng vi rút HIV, viêm gan B hay cúm. Công ty sản xuất là Roche.
Có nên uống Tamiflu khi chưa có biểu hiện cúm?
Thuốc sẽ được dùng cho các trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân đã có xét nghiệm dương tính với vi rút cúm. Đó là các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân ở khoảng cách từ 1m trở xuống và lâu hơn 1 giờ đồng hồ.
Ai “nhạy cảm” với Tamiflu?
Một số nhóm người có thể dễ gặp biến chứng hơn khi dùng Tamiflu là người già, bệnh nhân tiểu đường và những người mắc bệnh tim, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Tamiflu là thuốc điều trị duy nhất?
Không. Có một loại thuốc khác có khả năng kháng vi rút H1N1 là Relenza. Relenza có hiệu quả ngay chỉ sau vài phút uống trong khi Tamiflu cần tới 1 giờ.
Relenza được dùng cho thai phụ và những người có vấn đề về thận.
Tamiflu có thể cho trẻ mấy tuổi uống?
Theo khuyến nghị mới nhất thì thuốc có thể dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Tamiflu tác động tới cơ thể như thế nào?
Tamiflu, biệt dược của oseltamivir, không phải là thuốc đặc trị cúm A/H1N1 nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng cũng như thời gian ốm và hạn chế được các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
Theo GS John Oxford, trường ĐH Y London, thuốc tác động tới cơ thể bằng cách kiềm chế sự sản xuất enzym neuraminidase trong vi rút, khiến vi rút mất khả năng phân chia, gia tăng số lượng trong cơ thể. Vì thế, sau 2 ngày uống thuốc, các biểu hiện khốc liệt của bệnh sẽ nhanh chóng giảm xuống.
Tôi bị chảy nước mũi và viêm họng. Tôi có thể bị cúm A/H1N1?
Chưa hẳn nếu không kèm sốt cao và không đến từ các vùng có nguy cơ cao như: Mexico, Texas, San Diego hay New York.
Làm gì để ngăn ngừa nhiễm cúm H1N1?
Nếu tiếp xúc với ai đó đã được xét nghiệm là dương tính với vi rút cúm H1N1 thì có thể uống Tamiflu để chặn.
Làm gì nếu có triệu chứng?
Đừng vội tới bệnh viện. Hãy ở trong nhà và gọi điện ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ cho bạn hướng dẫn cụ thể.
Có cần dự trữ thuốc điều trị cúm?
Không. Nếu thực sự cần, thuốc sẽ được chuyển tới tận tay bạn.
Nặn cơm thành… súng cho đỡ nhớ
Khi bản án tử hình được tuyên, đó là khi cái chết đã được định đoạt đối với các tử tù. Câu hỏi của cổ nhân: “Sinh có hạn, tử bất kỳ” đúng với tất cả những con người bình thường của nhân gian, ngoại trừ các tử tù. Bởi, với họ, cái chết đã được báo trước. Ở trại giam, các tù thường phạm thường gọi tử tù là “ma sống”…
Thế nên, những ngày đợi chờ ra pháp trường là những ngày mà các tử tù sống một cuộc sống khác thường. Ở đó, sự sợ hãi đến hoảng loạn đã khiến tất cả họ đều trở nên bất bình thường. Khi cái chết càng đến gần là khi niềm tiếc đời, là khi khát vọng sống càng trở nên mãnh liệt, khiến cho tất cả mọi trạng thái cảm xúc đều dường như được đẩy đến đỉnh điểm, đôi khi đến mức điên loạn.
Có khi thoắt vui rồi lại thoắt buồn, có khi vừa cười nói vui vẻ bỗng ôm mặt khóc hu hu như một đứa trẻ. Có khi lại vô cớ trút giận giữ bực tức cả vào quản giáo - những người phải tiếp xúc thường xuyên với họ.
Có tử tù vì lý do nào đó mà gia đình bỗng dưng không gửi đồ tiếp tế nữa nên cứ nhằm vào quản giáo mà chửi, cho rằng quản giáo đã cắt tiếp tế của mình. Người quản giáo giải thích thế nào tử tù này cũng không nghe. Một thời gian sau, chắc là cơn bất ổn về thần kinh đã qua, tử tù này lại chắp tay xin lỗi quản giáo. Có người chẳng ốm đau gì, vừa mới hát ông ổng lại gào lên kêu cứu làm các quản giáo suốt đêm nhấp nhổm không yên. Còn chuyện tử tù nổi cơn khùng hắt cả bô nước tiểu vào người quản giáo và các phạm nhân phục vụ thì đã xảy ra nhiều ở trại giam.
Một quản giáo có thâm niên làm công tác quản lý tử tù tại Trại giam Hà Nội đã nói về sự khác thường ấy bằng một định nghĩa rất vần điệu rằng: “Tử tù là sáng nắng, chiều mưa, trưa giở mặt”.
Có những tử tù khi không gào thét, cũng không khóc lóc, không điên khùng nhưng lại nghĩ ra những trò chơi quái chiêu khiến quản giáo.. dựng tóc gáy mà câu chuyện của Nguyễn Hồng Kỳ là một ví dụ. Kỳ là một tướng cướp ở Hải Phòng, bị tuyên án tử hình khi mới 19 tuổi.
Nhìn bề ngoài, trông Kỳ rất thư sinh trắng trẻo, nom giống một cậu học trò hơn là một tướng cướp. Nhưng ẩn bên trong vẻ ngoài trong sáng, thư sinh ấy là sự hung hãn đến độ bất thường, như là từ trong máu huyết. Kỳ có một sở thích rất giang hồ, đó là mê… súng. Khi còn ở ngoài xã hội, chưa bị bắt, Kỳ từng nhiều lần tuyên bố với đám giang hồ rằng, đối với y thì “cứ có súng là có tất cả”. Vì thế, trong tất cả các vụ cướp ở Hải Phòng mà Kỳ gây ra, vụ nào Kỳ cũng… nổ súng. Thậm chí có vụ anh ta còn hai tay hai khẩu lăm lăm chĩa vào người bị hại và chỉ cần người bị hại có bất kỳ một động thái chống trả nào là Kỳ… bóp cò.
Sau khi bị tuyên án tử hình, Kỳ không làm đơn xin tha tội chết. Người quản giáo hàng ngày trông coi Kỳ thấy lạ mới hỏi, tại sao lại từ chối ân huệ cuối cùng ấy thì Kỳ bảo: “Tội của cháu lẽ ra phải dăm bảy án tử hình mới xứng”…
Trong những ngày chờ ra ngoài pháp trường, Kỳ tỏ ra khá lành hiền, ngoan ngoãn chứ không quậy phá như nhiều tử tù khác. Nhưng cũng không vì thế mà những người quản giáo lơi là trong việc quản lý trông coi Kỳ. Bởi, nghề coi tù là một nghề đặc biệt, không bao giờ được phép bất cẩn, sơ suất.
Cho đến một hôm, khi kiểm tra xà lim của Kỳ, người quản giáo bỗng lạnh sống lưng khi thấy ngay bên cạnh chỗ nằm của y là một… khẩu súng. Kiểm tra, hóa ra đó chỉ là một khẩu súng làm bằng… cơm. Thì ra, ngày ngày, Kỳ bớt lại một ít cơm trong khẩu phần ăn để tích lại cần mẫn nhào nặn thành hình… khẩu súng, đặt ở bên người cho đỡ… nhớ.
“Chơi cờ mồm” cũng là một trò "quái" chẳng kém. Một quản giáo có thâm niên trông coi tử tù nói rằng, anh dám đánh cược, đố ai có thể tìm thấy môn thể thao đặc biệt này ở đâu, ngoài khu giam tử hình. Này nhé, không quân cờ, không bàn cờ, hai người chơi cũng không thấy mặt nhau bởi giam ở hai buồng riêng biệt. Đường đi, nước bước, thắng - thua, hoàn toàn chỉ bằng mồm. Ấy thế mà, các tử tù có thể chơi môn cờ mồm với nhau hết ngày nọ qua tháng kia.
Lại có tử tù thì suốt ngày chỉ lẩm nhẩm bấm đọn, xem tử vi để tính ngày… đi. Có một tử tù tuổi Hợi, cứ đến ngày Dần là hét toáng lên từ đêm đến sáng chỉ có mỗi câu chào: “Vĩnh biệt” vì theo suy đoán của anh ta thì ngày ra pháp trường chắc chắn chỉ có thể là ngày Dần mà thôi, "hổ vồ lợn" mà.
Những bóng ma trừng phạt giữa ban ngày
Thông thường, ở tất cả các trại giam, việc thi hành án tử hình bao giờ cũng bắt đầu từ lúc tinh mơ và buộc phải kết thúc trước khi mặt trời lên. Có nhiều cách lý giải về chuyện này nhưng có một cách xem chừng có lý nhất, đó là việc thi hành án tử hình là loại trừ cái ác, cái xấu ra khỏi đời sống xã hội vì thế mà nó phải kết thúc trước khi bình minh của một ngày mới bắt đầu.
Cũng chính bởi vậy mà đối với các tử từ, bình minh của họ lại bắt đầu kể từ lúc lặn mặt trời. Ban ngày họ ngủ lấy sức để ban đêm thức chờ… ra trường bắn. Quãng thời gian 2-3 giờ sáng là quãng thời gian khủng khiếp nhất của các tử tù. Họ sống trong sự sợ hãi đến nghẹt thở, trong nỗi thấp thỏm chờ đợi cái chết sắp đến gần.
Sau khoảng thời gian này, chờ đợi đến chừng 4 giờ sáng mà không thấy tiếng mở khóa lách cách, tiếng cọt kẹt của cánh cửa nặng nề nơi khu xà lim mở ra khép lại là các tử tù thở phào nhẹ nhõm. Vậy là chưa có thêm một bản án nào nữa được thi hành và cuộc sống của họ lại được kéo dài thêm một ngày nữa. Tất cả lại ngủ vùi đến đêm lại thức, lại thấp thỏm, lại nghẹt thở, chờ đợi.
Nhưng cũng có những tử tù đặc biệt mà Quỳnh là một trường hợp như thế. Tôi gặp Quỳnh ở Trại giam số 5 Thanh Hóa, 7 năm sau khi cô được ân giảm án tử hình. Thời gian đủ dài để Quỳnh quên đi nhiều biến cố đắng cay, đau đớn trong cuộc đời một người đàn bà như cô nhưng cô vẫn khóc khi tôi hỏi về cảm giác những ngày nằm chờ ra pháp trường trong xà lim.
Quỳnh cũng có gần 1 năm sống trong sự chờ đợi nghẹt thở ấy nhưng không giống nhiều tử tù khác, cô chỉ muốn sao cho bản án tử hình được thi hành càng nhanh càng tốt. Bởi đối với cô, mỗi ngày sống thêm là một ngày đau đớn vì sự giằng xé của lương tâm. Cô, trong cơn điên loạn của sự ghen tuông, đã dã tâm ném đứa con chồng mới 4 tuổi qua lan can cầu Thăng Long xuống sông Hồng đúng đoạn nước chảy xiết nhất. Đêm nào trong xà lim, dù thức hay ngủ, cô cũng nhìn thấy đứa con chồng vô tội hiện về.
Nó chập chờn trước mắt cô, mặc y nguyên bộ quần áo hoa xanh, giống hệt như khi cô đẩy nó xuống sông. Nó không nói gì cả. Cô bảo, giá mà nó cứ gào thét, cứ rủa xả cô thì cô sẽ đỡ đau đớn hơn. Đằng này, nó lại chỉ khóc. Hình ảnh ấy ám ảnh, đeo đuổi Quỳnh hàng đêm. Nó khiến trái tim cô đau đớn như bị hàng nghìn mũi kim đâm. Cô chỉ mong được chết vì cô hiểu, tội lỗi tày trời như cô, chỉ có cái chết may ra mới gột rửa được.
Những lời mơn trớn trần trụi
Cũng chính bởi các tử tù ngủ ban ngày và thức ban đêm nên ban ngày, ở khu giam tử hình thường im ắng một cách kỳ lạ nhưng khi bóng tối ập xuống, ở nơi đây là cả một núi những âm thanh hỗn độn.
Cuộc sống về đêm ở những xà lim biệt giam tử tù thật lạ kỳ. Tiếng gào thét, tiêng khóc lóc vật vã, cả những lời tự tình, yêu đương, đôi khi bạo liệt đến trần trụi, tất cả đều chỉ xuất hiện vào ban đêm. Có tử tù nhớ người yêu, đêm nào cũng tỏ tình, cũng vuốt ve, mơn trớn bằng… lời.
Bà trùm ma túy Nguyễn Thị Thơm, có nhiều đêm nhớ người tình quá, lồng lộn gào thét làm mất trật tự khu giam, cán bộ quản giáo phải nhắc nhở, giáo dục nhiều lần Thơm mới thôi… Ngày sinh nhật của người tình, ở trong buồng giam, Thơm đã làm một tấm thiệp rất đẹp, trang trí rất nhiều hoa văn, màu sắc rực rỡ bằng cách xé dán vỏ mì tôm, vỏ hộp sữa, vỏ bánh để tặng.
Thơm còn sáng tác một bài hát bằng tiếng Trung và làm thơ gửi cho người yêu với những lời lẽ tha thiết, nồng nàn: “Mình ơi, hôm nay là sinh nhật mình, em chẳng biết làm thế nào để đến bên mình được. Em chỉ biết ngồi khóc và làm tấm thiệp này, bao nhiêu nỗi nhớ và tình yêu em dành trọn trong tấm thiệp”.
Có những tử tù ngủ thì thôi chứ cứ hễ thức là bắt đầu gào thét chửi rủa những người có tư thù với mình đang giam ở các buồng giam khác hoặc đang còn ở ngoài xã hội mãi tít tận đẩu tận đâu. Có tử tù không chửi rủa mà chỉ la hét kêu oan, có khi vừa mới chối tội xoen xoét rồi lại xin được chết để đền tội.
Lại Thị Ngấn, một tử tù trong đường dây ma túy của Vũ Xuân Trường đã từng nhiều đêm diễn màn độc thoại: “Thưa quí tòa, tôi không có tội”. Một quản giáo có thâm niên trong nghề đã kể cho tôi nghe câu chuyện về một tử tù mà nước mắt chứa chan.
Chị kể rằng, đêm đêm, trong những ca trực chị đã thắt lòng khi nghe tiếng người đàn bà này nức nở gọi mẹ và sám hối với con. Nữ tù này người Hà Nội phạm tội lừa đảo, chồng cũng phạm tội cùng với vợ và bị kết án chung thân. Chị ta còn mẹ già và hai đứa con. Đêm nào tử tù này cũng khóc mẹ và lạy hai con tha tội cho mình vì bản thân đã không làm tròn bổn phận.
Một trường bắn ở Củ Chi
Giờ khắc đền tội
Pháp luật nước ta qui định rất chặt chẽ về trình tự thủ tục thi hành một bản án tử hình để tránh tình trạng “bỏ lọt kẻ gian, xử oan người vô tội”. Sau các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, kẻ tử tù còn được làm đơn xin tha tội chết gửi tới Chủ tịch nước.
Chỉ sau khi tòa án Nhân dân tối cao (NDTC) và Viện Kiểm sát NDTC không kháng nghị đối với bản án tử hình này và Chủ tịch nước bác đơn, không ân giảm cho kẻ tử tội thì bản án lúc đó mới được đem ra thi hành. Giống như một qui luật tất yếu của cuộc sống: Kẻ gieo gió sẽ phải gặt bão. Cái ác sẽ phải bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Ngày tử tù phải đền tội cũng sẽ phải đến. Pháp trường, có thể là một khu vực nằm kề trại giam nhưng cũng có thể là một nơi ở xa lắc xa lơ, cách khu giam có khi vài chục cây số. Trường bắn Cầu Ngà của Trại tạm giam Hà Nội nằm ở ngay phí sau Trại và con đường từ khu giam đến đây là một con đường độc đạo. Tử tù được đưa đến đây và ở lại, cuối con đường chỉ có những nấm mồ.
Một bản án tử hình khi được thi hành, cùng với những thủ tục bắt buộc đã được qui định trong Luật, vì chính sách nhân đạo, tử tù sẽ được ăn một bữa cơm cuối cùng thật thịnh soạn, được mặc quần áo mới và được viết thư về cho người thân. Khi tiếng khóa vang lên lách cách, cánh cửa xà lim mở ra là khi hầu hết các tử tù đều trở nên yếu mềm một cách lạ kỳ.
Lại Thị Ngấn là một ví dụ. Những ai đã tham dự phiên tòa xử Ngấn đều ngạc nhiên vì sự ngoan cố đến khó tin của “mẹ già heroin” này. Ngấn chối tội thuộc dạng siêu đẳng. Hỏi gì cũng không biết. Tại phiên tòa, Ngấn cũng bình thản đến lạnh lùng. Ngay cả khi tuyên án tử hình, Ngấn cũng vẫn giữ vẻ mặt lạnh lùng ấy và tịnh không rơi một giọt nước mắt. Nhưng khi thi hành án thì Ngấn lại sợ hãi đến mềm nhũn người, không thể bước đi nổi, hai tay cứ bíu chặt lấy người quản giáo.
Người nữ quản giáo hàng ngày vẫn quản lý, trông coi, chăm sóc Ngấn bây giờ lại phải dìu Ngấn đi, đánh răng, rửa mặt cho Ngấn và nói những lời động viên an ủi cho Ngấn ra đi thanh thản. Sau này, mẹ Ngấn kể lại rằng, linh cảm về cái chết của Ngấn đã bắt đầu trong bà từ lâu, ngay vào cái thời điểm mà vợ chồng Ngấn đang ở đỉnh cao của sự giàu có.
Sinh ra tại một làng quê nghèo thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngấn bỏ quê lên phố, buôn đường dài tuyến Điện Biên và rồi trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Ngấn mua nhà mặt đường ở Hà Nội, xây khách sạn tư nhân.
Chứng kiến sự đổi thay đến chóng mặt của con, thay vì vui thì bà lại thấy bất an. Trái tim người mẹ mách bảo bà những linh cảm đau đớn. Trước khi Ngấn bị bắt chừng một tuần, đang ở quê, bỗng dưng bà thấy ruột gan nóng như lửa đốt và không hiểu sao bà chỉ nghĩ đến Ngấn chứ không hề nghĩ đến bất cứ đứa con nào trong đàn con của bà.
Nhà không có điện thoại riêng, bà định bụng ngày mai sẽ bắt xe ra Hà Nội tìm con. Nhưng rồi, cái đống lửa trong lòng bà cứ thế bùng lên, thiêu đốt tâm can bà khiến bà không chịu được. Xẩm tối, bà tất tả ra bưu điện ở mãi phố huyện, gọi điện cho Ngấn. Khoảng hai tiếng sau thì Ngấn về. Bà đưa con ra chùa, thấp nến, đốt nhang, hai mẹ con quì trước cửa thiền.
Trong ánh nến mờ ảo, bà thấy gương mặt Ngấn trở nên khác lạ. Những lo âu giờ đã dồn nén quá nhiều, không còn giấu được. Ngấn khóc. Bà định khuyên can con thật nhiều nhưng không hiểu sao cổ họng bỗng trở nên đắng ngắt, nghẹn lại. Bà cầm tay con thật lâu và chỉ nói được một câu duy nhất: “Thôi, đừng làm ăn bất chính nữa, nếu không, sớm muộn rồi cũng chết, chẳng sống được mà nuôi con đâu!”. Ngấn không nói gì, chỉ khóc rồi lại quay về Hà Nội ngay, xem chừng có vẻ vội vã lắm…
Chưa đầy một tuần sau thì bà hay tin Ngấn bị bắt. Mọi sự đoán định của bà đã trở thành sự thật. Duy chỉ có điều bà không ngờ đó lại là lần gặp con cuối cùng. Cho đến cái buổi tờ mờ đất mà Ngấn bị đưa ra trường bắn Cầu Ngà, khi Ngấn đang run rẩy trong nỗi sợ hãi thì bà ở quê, một nỗi sợ hãi mơ hồ không hiểu từ đâu cũng xộc đến rất nhanh và ở lại, bám riết lấy bà.
Bà trở dậy, lật đật đi như chạy ra chùa, thắp nhang và cầu kinh chờ cho trời sáng. Đúng 5 giờ thì Đài tiếng nói Việt Nam nổi nhạc bắt đầu một ngày mới. Trong chương trình thời sự đầu tiên của ngày, đài đưa tin đã thi hành án tử hình đối với các bị án trong đường dây ma túy Vũ Xuân Trường. Bà tức tốc thuê xe ôm lên Hà Nội. Rồi cuối cùng thì bà cũng đã tìm được đến trường bắn Cầu Ngà. Lúc này, trời đã sáng bảnh, bình minh đã lên. Cuộc thi hành án đã hoàn tất.
Trở lại câu chuyện của các tử tù trong phút giây cuối cùng trước khi ra trường bắn. Không phải tất cả các tử tù đều như Ngấn. Có những tử tù bình tĩnh đón nhận cái chết như một cơ hội để gột rửa mọi tội lỗi do họ đã gây nên. Lê Thị Thủy ở Đông Anh, Hà Nội là một trường hợp. Thủy giả vờ yêu quí Bé, mua nước ngọt cho Bé ăn nhưng lại lén pha thuốc chuột vào chai nước ngọt.
Bé chết, Thủy bị tuyên án tử hình. Nhưng khác với nhiều tử tù khác, Thủy đón nhận sự đền tội một cách khá thanh thản vì với Thủy chỉ có cách ấy thì mới gột rửa được tội lỗi tày trời mà Thủy đã gây ra. Trước khi ra trường bắn, Thủy tự đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo mới và chải đầu gọn ghẽ. Thủy cũng bình tĩnh ăn hết phần xôi gà mà Trại đã chuẩn bị cho bữa sáng cuối cùng.
Vẫn biết rằng, thái độ của các tử tù có thể khác nhau khi đón nhận cái chết đền tội. Song, dù sợ hãi hay bình tĩnh thì tất thảy họ đều ân hận khi mà chính họ, chứ không phải ai khác đã tước đi quyền được sống của mình.
Nếu như để ý lắng nghe, bạn sẽ phát hiện ra rằng trái đất thân yêu của chúng ta phủ đầy những âm thanh. Có những âm thanh bạn nghe thấy hàng ngày và cảm thấy rất quen thuộc, nhưng cũng có những âm thanh hết sức kì lạ, ấn tượng và hoàn toàn không-rõ-nguồn-gốc. Hãy cùng kenh14 tìm hiểu một trong số những âm thanh đó nhé!
1. “The Bloop”
Âm thanh kì bí đầu tiên mà chúng tớ muốn giới thiệu đó là “The Bloop”, một loại âm thanh đã làm điên đầu các nhà khoa học từ nhiều năm nay. Suốt mùa hè năm 1997, thứ âm thanh có tần số siêu thấp này thường xuyên xuất hiện, âm lượng càng lúc càng lớn và kéo dài trong khoảng 1 phút. Âm thanh này được phát hiện bởi Ban Quản Lý Biển và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kỳ. Thứ âm thanh này lớn đến mức có thể nghe thấy qua thiết bị đa cảm biến ở khoảng cách xa tới… 5000km!!! Các nhà khoa học đã đặt cho nó cái tên “The Bloop” để phân biệt với âm thanh “Boing”.
Nơi phát hiện ra "The Bloop"
Mặc dù thứ âm thành này trùng hợp với mô tả về âm thanh của một loài động vật sống, nhưng lại có âm lượng lớn đến mức không một loại sinh vật nào có đủ khả năng tạo ra được. Con mực khổng lồ nhất mà chúng ta từng phát hiện được dài tới 18m (bao gồm cả xúc tu), nhưng cũng còn quá nhỏ bé để đủ sức phát ra thứ âm thanh này. Nếu quả thực có một sinh vật như thế tồn tại thì nó phải lớn hơn loài cá voi khổng lồ nhất của chúng ta rất, rất nhiều lần .
Tần số âm của "The Bloop" rất lớn, nằm ngoài
khả năng của bất cứ loài sinh vật nào
Nhiều người đã đặt ra giả thuyết, liệu “Bloop” có phải âm thanh do một con quái vật biển nào đó tạo ra không? Họ liên tưởng đến quái vật Cthulhu, một sinh vật huyền thoại trong truyện của nhà văn H.P.Lovecraft nổi tiếng. Cthulhu phát ra tiếng kêu bí ẩn gần một thành phố đã chìm dưới biển sâu mang tên R’lyeh, cũng trong cuốn truyện của Lovecraft . Âm thanh “Bloop” này thậm chí đã được đem vào một game truyền bá cho bộ phim Cloverfield. Bạn cũng có thể nghe âm thanh này trong phim “The Loch” nói về quái vật huyền thoại của hồ Lochness. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không sao tìm ra nguồn gốc của thứ âm thanh kì lạ này. Nó gây cho người nghe cảm giác gần giống như đang bị nhấn chìm dưới hàng ngàn mét khối nước biển, bao quanh là màn đêm tăm tối đáng sợ…
Quái vật Cthulhu
Bạn có thể thử nghe “The Bloop” trong video dưới đây. Nhưng đó cũng không hẳn là “the bloop” nguyên gốc, vận tốc song âm đã được đẩy lên nhanh gấp 16 lần mới có thể nghe được bằng tai con người chúng ta.
Video:
2. “The Hum”
“The Hum” là cái tên được đặt cho một loại âm thanh tần số thấp nghe giống như tiếng rền hoặc tiếng sôi ùng ục. Âm thanh này loài người có thể nghe được, thường là khi nó xuất hiện thì rất nhiều người sẽ nghe thấy cùng lúc. “The Hum” có thể chỉ thoáng qua hoặc cũng có thể kéo dài liên tục . Có rất nhiều địa điểm trên thế giới đã trở nên nổi tiếng bởi thứ âm thanh này, tiêu biểu là làng Taos Hum và khu Bristol Hum.
Vài hình ảnh về làng Taos Hum
Mặc dù nhiều người từng nghe thấy “The Hum” nhưng lại hết sức khó khăn để ghi âm được nó, việc xác định xem nó bắt nguồn từ đâu cũng gần như là bất khả thi. Lý do cho việc này có lẽ bởi nó là loại âm thanh có tần số thấp, rất khó “bắt” được nguồn sinh âm. Những nơi thường có loại âm thanh này nhất được ghi nhận là ở Châu Âu và Nam Mỹ. Người ta thường xuyên nghe thấy nó ngay trong… ngôi nhà mình , có người lại nghe thấy nó nhỏ hơn, có người lại nghe thấy nó to và rõ hơn. Đây cũng là một điểm khiến “The Hum” càng trở nên bí ẩn bội phần.
Âm thanh kì lạ này ở Taos Hum
Làng Taos Hum đã xuất hiện trong chương trình X-files và cả “Những bí ẩn chưa có lời đáp”. Cũng có 1 số loại “The Hum” đã tìm được nguồn gốc, ví dụ như trường hợp ở Kokomo, bang Indiana, Mỹ. Âm thanh mà người ta tưởng là “The Hum” ở đây hóa ra chỉ là quạt thông gió của một máy điều hòa, nó phát ra âm với tần số 36Hz lan tỏa khắp thằng phố Kokomo nói trên. Thế nhưng rất ít trường hợp tìm được lời đáp như vậy, đa số “the hum” đều không có nguồn gốc. Một số nhà khoa học cho rằng “The Hum” có thể là do các yếu tố địa chất, sóng âm cực ngắn, sóng điện từ của các mảnh thiên thạch hay thậm chí là do người nghe bị... ù tai . Giả thuyết cuối có vẻ không thuyết phục lắm vì rất nhiều người đã cùng lúc nghe thấy “The Hum” với cường độ rất khác nhau. Chuyện “ù tai” cùng lúc với mức độ khác nhau có vẻ là điểu khó xảy ra.
Bạn có thể thử nghe Auckland Hum được ghi âm lại tại vùng Auckland thuộc NewZeland: (độ dài: 1:26p)
"The Hum" được xem là 1 trong những hiện tượng thiên nhiên "ảo" nhất từ trước đến giờ.
3. “The Hell Hole” - lỗ hổng địa ngục
Hơn 40 năm trước, các nhà khoa học của Nga đã bắt đầu một dự án đầy tham vọng: xâm nhập qua lớp vỏ ngoài của Trái đất và lấy mẫu nhiệt độ và khám phá về một thế giới khác mà loài người chưa từng biết đến: vùng gián đoạn Mohorovičić, hay còn gọi là “Moho”.
Công nghệ thời bấy giờ chưa từng xuyên sâu vào lòng đất đến mức đó, nên các nhà khoa học Nga đã sáng chế ra một cách hoàn toàn mới để thực hiên điều khó khăn đó. Không may là họ đã chẳng thể đạt được mục đích đặt ra, những bí mật của lòng đất bí ẩn vẫn còn đó. Khi công việc khoan đào chấm dứt năm 1994, lỗ hổng mà họ đang khoan dở mang tên Kola Superdeep Borehole đã đạt độ sâu 7 dặm, trở thành lỗ hổng nhân tạo sâu nhất thế giới. Lõi đá cuối cùng được đem lên từ lỗ hổng này được xác định có niên đại từ 2,7 tỉ năm trước .
Một vài hình ảnh về "lỗ hổng địa ngục"
Nhiều lời đồn đã cho rằng đây thực chất là một nỗ lực muốn chạm đến… địa ngục được cho là nằm sâu trong lòng đất của con người. Thậm chí có những lời giải thích cho rằng bằng cách nào đó “cửa địa ngục” đã được hé mở, hoặc “chạm đến” . Dưới đây là những lời giải thích đó:
1. Sau khi tiến hành đào được vài dặm, mũi khoan bắt đầu quay điên cuồng khó kiểm soát.
2. Một vị tiến sĩ tên là Azzakov đã khẳng định rằng ông ta có bằng chứng rằng bên trong lòng Trái Đất giống như một lỗ hổng rỗng.
3. Nhiệt độ ở đó cao khủng khiếp, cao hơn cả những dự tính của các nhà khoa học. Thường thường nhiệt độ ở đó phải đạt đến ngưỡng 1,100 độ C.
4. Khi các máy thu âm được đưa xuống lỗ hổng để thu lại “những âm thanh về sự dịch chuyển của Trái Đất”, người ta nghe thấy những tiếng gào thét được cho là của những “linh hồn bị nguyền rủa.”
5. Rất nhiều nhà khoa học đã từ bỏ dự án này vì hoảng sợ cực độ hoặc bị khủng hoảng tâm lý nặng nề.
Đây là âm thanh thu được dưới "lỗ hổng địa ngục"
(cảnh báo: yếu tim không nên nghe)
Dĩ nhiên những điều trên không thể hoàn toàn là sự thật, chúng được lý giải lại như sau:
1. Nếu trái đất là một lỗ hổng rỗng thì các thí nghiệm và nghiên cứu địa chất đã nhận thấy từ lâu
2. Nhiệt độ cao là lẽ đương nhiên bởi sức nóng sẽ tăng thêm 1 độ C trong khoảng 100 đến 3000m, rồi sau đó là 2,5 độ C ở mỗi 100m tiếp theo. Với độ sâu 10,000m, nhiệt độ đã lên đến 180 độ C.
Người đàn ông giấu danh tính tiết lộ về "lỗ hổng địa ngục".
Câu chuyện “địa ngục” này tất nhiên được dựa trên những sự kiện có thật cũng như những nhân chứng có thật. Và dưới đây là lời hé lộ của một nhân vật đã từng tham gia dự án trên:
“Chúng tôi đưa micro xuống sâu hơn để thu những âm thanh về sự dịch chuyển bên trong lòng đất. Nhưng thay vì những âm thanh của sự xê dịch, chúng tôi nghe thấy những tiếng hét thất thanh vì đau đớn. Ban đầu chúng tôi cho rằng đó là âm thanh phát ra từ dụng cụ của mình. Thế nhưng càng về sau, chúng tôi càng nghe thấy rõ rệt hơn… đó không phải tiếng hét của một người, mà là của hàng triệu con người…”.
Âm thanh nghe như tiếng đại bác nổ phía xa, âm thanh "kéo dài chậm chạp" và "âm thanh bí ẩn từ ngoài hành tinh" sẽ kết thúc series về những âm thanh kì lạ của Trái Đất...
4. "The Mistpouffers"
Tại một số địa điểm trên thế giới đã từng có rất nhiều trường hợp nghe thấy những âm thanh kéo dài, âm lượng lớn giống như tiếng nổ bom . Ở những nơi khác nhau, âm thanh này lại có những tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, nó có tên là “Tiếng súng ở Seneca” (bởi nó xuất hiện ở gần hồ Seneca, New York), “Tiếng súng ở Barisal” (xuất hiện tại Bangladesh), “tiếng súng gần hồ”, và rất nhiều cái tên khác. Nhưng tóm lại, những cái tên trên đều cùng miêu tả một loại âm thanh, hay một chuỗi âm thanh nghe như tiếng đại bác ở phía xa, thường xuất hiện ở gần những nguồn nước lớn. Chúng hay xuất hiện cùng với những cơn rung chuyển kéo dài đủ sức làm tranh treo tường hay bát đĩa trong nhà bạn phải lắc lư .
Quang cảnh hồ Seneca ở NewYork
Đã tồn tại rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thứ âm thanh này, nhưng hầu hết đều không có tính thuyết phục. Hiện tượng này đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỉ, cho nên không thể cho rằng những cuộc thử nghiệm hạt nhân là nguồn gốc gây ra thứ âm thanh này. Động đất hoặc núi lửa có thể sinh ra những hiện tượng và tiếng động tương tự, nhưng nếu là do động đất hay núi lửa thì các loại máy móc của con người đã dễ dàng đo đạc và phát hiện ra chúng. Hơn nữa thời điểm xuất hiện những âm thanh này hoàn toàn không trùng khớp với bất kì sự kiện động đất hay núi lửa phun trào nào .
Có một số người cho rằng những dịch chuyển địa chất dưới đáy đại dương có thể sinh ra những bong bong lớn chứa khí gas, những bong khí này khi nổi lên bề mặt nước sẽ nổ và gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên giả thuyết này nghe khá gượng ép, bởi những bong khí đó không thể đủ khả năng gây ra thứ âm thanh mạnh như tiếng đại bác nổ được . Giả thuyết về việc các thiên thạch rơi xuống đại dương cũng đã bị bác bỏ bởi 2 lý do: thứ nhất âm thanh ghi lại được khi thiên thạch rơi xuống trái đất nghe hoàn toàn khác; thứ hai nếu có thiên thạch xuất hiện thì phải có hiện tượng thủy triều đi kèm. Ngoài ra, còn một số giả thuyết mang tính chất tâm linh và liên quan đến người ngoài hành tinh.
Bạn có thể thử nghe âm thanh của thiên thạch rơi trong video dưới đây
Thứ âm thanh được gọi chung là “Mistpouffer” này được cho là có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên âm thanh từ cuộc sống loài người khiến cho chúng bị át đi hoặc nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện. Sóng âm khi ở trong nước có thể di chuyển xa hơn nhiều so với khi ở trên cạn. Chính vì thế, loại âm thanh này thường xuất hiện và nghe được rõ ràng ở những khu vực yên tĩnh, gần những nguồn nước lớn . Hiện chưa thiết bị nào được sử dụng để ghi âm lại "Mistpoufer".
5. “The Slow Down”
“Slow Down” được phát hiện lần đầu tiên tại Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 5 năm 1997. Ban Quản Lý Hải Phận và Không Phận Quốc Gia Hoa Kỳ xác định, âm thanh này xuất hiện tại 15 độ Nam, 115 độ Tây.
Âm thanh này được gọi là “Slow Down” bởi nó giảm tần số một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt khoảng thời gian kéo dài 7 phút . Để nghe được âm thanh này, các nhà khoa học đã sử dụng loại thiết bị giống như dùng với âm thanh “The Bloop” (Lưu ý rằng “The Bloop” cũng là do Ban Quản Lý này phát hiện ra). “The Slow Down” có âm lượng đủ lớn để nghe được qua bộ đa cảm biến từ khoảng cách 2000km .
"Slow Down" có tần số âm giảm dần đều một cách kì lạ...
Để tai người nghe được âm thanh này, nó phải được đẩy vận tóc sóng âm lên 16 lần, tương tự như “The Bloop” vậy. Các bạn có thể nghe thử tại đây:
Có một số người cho rằng loại âm thanh này do loài mực khổng lồ hay một sinh vật biển lớn khủng khiếp nào đó tạo ra. Thế nhưng tương tự như trường hợp của “The Bloop”, giả thuyết này không có sức thuyết phục, bởi lẽ không loài mực nào có thể tạo ra thứ âm thanh có tần số âm giảm dần như vậy.
Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của “The Slow Down” cũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Trước đây chưa từng ghi nhận bất cứ loại âm thanh hoặc hiện tượng nào tương tự .
6. “The Wow”
Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến thứ âm thanh này, mặc dù nó không xuất phát từ Trái Đất mà từ ngoài vũ trụ. Cũng có những ý kiến cho rằng thứ âm thanh này đậm chất “công nghệ”, nhưng không thể phủ nhận rằng nó luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học .
Vào ngày 15/8/1977, khi một nhà khoa học của Học Viện SETI (chuyên nghiên cứu về khoa học vũ trụ) đang làm việc tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Bang Ohio, ông đã đế ý thấy một loại tín hiệu rất mạnh kéo dài khoảng 72 giây. Kiểu tín hiệu này xét về nguồn gốc hết sức giống với những hệ thống tín hiệu ngoài trái đất và ngoài hệ mặt trời . Sở dĩ nó quá đặc biệt, các nhà khoa học đã đem bản in dãy mã tín hiệu ra phân tích. Nhận ra nhiều điều kì lạ, họ đã viết lên đó một chứ “Wow” biểu thị sự kinh ngạc. Từ đó âm thanh này được đặt tên là “The Wow”. Các nhà khoa học cũng xác định nguồn gốc phát ra âm thanh này có thể nằm ở chòm sao Nhân Mã.
Tấm ảnh trên là lời lý giải cho cái tên của âm thanh này. ^^
Theo các nhà khoa học, nguồn phát ra "The Wow" có thể nằm trong khoảng 2 vạch màu đỏ.
Một bản nghiên cứu chi tiết hơn về nơi phát ra "The Wow"
Kể từ khi phát hiện ra loại âm thanh này, các nhà khoa học ở khắp nơi đã cố gắng định vị và thu lại nó. Vào năm 1987 và1989, Robert Gray META tại Đài thiên văn Oak Ridge nhưng không tìm kiếm được chút thông tin nào về "The Wow". Năm 1995 và1996, Gray lại một lần nữa tìm kiếm "The Wow" bằng một thiết bị mạnh hơn Big Ear nhiều lần, nhưng “The Wow” hoàn toàn không “tái xuất”, và cho đến giờ cũng vậy . Với lý do đó, rất nhiều người đã tin rằng âm thanh này đến từ một vật thể lạ ngoài Trái Đất, hoặc hơn thế nữa là từ một “loài sinh vật sống” nào đó ngoài vũ trụ. Tuy nhiên giả thuyết này đã bị bác bỏ vì không đủ bằng chứng thuyết phục.
Thật đáng tiếc, bởi chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên cũng không có ai ghi âm lại được "The Wow" cả .
Vũ trụ quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết cũng như chưa đủ khả năng tìm hiểu được nguồn gốc của chúng. Còn các bạn thì sao, các bạn có tự đưa ra bất kì giả thuyết nào của riêng mình sau khi đọc series này không? Hãy cùng chia sẻ nhé! ^^Âm thanh nghe như tiếng đại bác nổ phía xa, âm thanh "kéo dài chậm chạp" và "âm thanh bí ẩn từ ngoài hành tinh" sẽ kết thúc series về những âm thanh kì lạ của Trái Đất...
4. "The Mistpouffers"
Tại một số địa điểm trên thế giới đã từng có rất nhiều trường hợp nghe thấy những âm thanh kéo dài, âm lượng lớn giống như tiếng nổ bom . Ở những nơi khác nhau, âm thanh này lại có những tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, nó có tên là “Tiếng súng ở Seneca” (bởi nó xuất hiện ở gần hồ Seneca, New York), “Tiếng súng ở Barisal” (xuất hiện tại Bangladesh), “tiếng súng gần hồ”, và rất nhiều cái tên khác. Nhưng tóm lại, những cái tên trên đều cùng miêu tả một loại âm thanh, hay một chuỗi âm thanh nghe như tiếng đại bác ở phía xa, thường xuất hiện ở gần những nguồn nước lớn. Chúng hay xuất hiện cùng với những cơn rung chuyển kéo dài đủ sức làm tranh treo tường hay bát đĩa trong nhà bạn phải lắc lư .
Quang cảnh hồ Seneca ở NewYork
Đã tồn tại rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thứ âm thanh này, nhưng hầu hết đều không có tính thuyết phục. Hiện tượng này đã xảy ra trong suốt nhiều thế kỉ, cho nên không thể cho rằng những cuộc thử nghiệm hạt nhân là nguồn gốc gây ra thứ âm thanh này. Động đất hoặc núi lửa có thể sinh ra những hiện tượng và tiếng động tương tự, nhưng nếu là do động đất hay núi lửa thì các loại máy móc của con người đã dễ dàng đo đạc và phát hiện ra chúng. Hơn nữa thời điểm xuất hiện những âm thanh này hoàn toàn không trùng khớp với bất kì sự kiện động đất hay núi lửa phun trào nào .
Có một số người cho rằng những dịch chuyển địa chất dưới đáy đại dương có thể sinh ra những bong bong lớn chứa khí gas, những bong khí này khi nổi lên bề mặt nước sẽ nổ và gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên giả thuyết này nghe khá gượng ép, bởi những bong khí đó không thể đủ khả năng gây ra thứ âm thanh mạnh như tiếng đại bác nổ được . Giả thuyết về việc các thiên thạch rơi xuống đại dương cũng đã bị bác bỏ bởi 2 lý do: thứ nhất âm thanh ghi lại được khi thiên thạch rơi xuống trái đất nghe hoàn toàn khác; thứ hai nếu có thiên thạch xuất hiện thì phải có hiện tượng thủy triều đi kèm. Ngoài ra, còn một số giả thuyết mang tính chất tâm linh và liên quan đến người ngoài hành tinh.
Bạn có thể thử nghe âm thanh của thiên thạch rơi trong video dưới đây
Thứ âm thanh được gọi chung là “Mistpouffer” này được cho là có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, tuy nhiên âm thanh từ cuộc sống loài người khiến cho chúng bị át đi hoặc nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện. Sóng âm khi ở trong nước có thể di chuyển xa hơn nhiều so với khi ở trên cạn. Chính vì thế, loại âm thanh này thường xuất hiện và nghe được rõ ràng ở những khu vực yên tĩnh, gần những nguồn nước lớn . Hiện chưa thiết bị nào được sử dụng để ghi âm lại "Mistpoufer".
5. “The Slow Down”
“Slow Down” được phát hiện lần đầu tiên tại Thái Bình Dương vào ngày 19 tháng 5 năm 1997. Ban Quản Lý Hải Phận và Không Phận Quốc Gia Hoa Kỳ xác định, âm thanh này xuất hiện tại 15 độ Nam, 115 độ Tây.
Âm thanh này được gọi là “Slow Down” bởi nó giảm tần số một cách chậm rãi, từ tốn trong suốt khoảng thời gian kéo dài 7 phút . Để nghe được âm thanh này, các nhà khoa học đã sử dụng loại thiết bị giống như dùng với âm thanh “The Bloop” (Lưu ý rằng “The Bloop” cũng là do Ban Quản Lý này phát hiện ra). “The Slow Down” có âm lượng đủ lớn để nghe được qua bộ đa cảm biến từ khoảng cách 2000km .
"Slow Down" có tần số âm giảm dần đều một cách kì lạ...
Để tai người nghe được âm thanh này, nó phải được đẩy vận tóc sóng âm lên 16 lần, tương tự như “The Bloop” vậy. Các bạn có thể nghe thử tại đây:
Có một số người cho rằng loại âm thanh này do loài mực khổng lồ hay một sinh vật biển lớn khủng khiếp nào đó tạo ra. Thế nhưng tương tự như trường hợp của “The Bloop”, giả thuyết này không có sức thuyết phục, bởi lẽ không loài mực nào có thể tạo ra thứ âm thanh có tần số âm giảm dần như vậy.
Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của “The Slow Down” cũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Trước đây chưa từng ghi nhận bất cứ loại âm thanh hoặc hiện tượng nào tương tự .
6. “The Wow”
Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến thứ âm thanh này, mặc dù nó không xuất phát từ Trái Đất mà từ ngoài vũ trụ. Cũng có những ý kiến cho rằng thứ âm thanh này đậm chất “công nghệ”, nhưng không thể phủ nhận rằng nó luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học .
Vào ngày 15/8/1977, khi một nhà khoa học của Học Viện SETI (chuyên nghiên cứu về khoa học vũ trụ) đang làm việc tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Bang Ohio, ông đã đế ý thấy một loại tín hiệu rất mạnh kéo dài khoảng 72 giây. Kiểu tín hiệu này xét về nguồn gốc hết sức giống với những hệ thống tín hiệu ngoài trái đất và ngoài hệ mặt trời . Sở dĩ nó quá đặc biệt, các nhà khoa học đã đem bản in dãy mã tín hiệu ra phân tích. Nhận ra nhiều điều kì lạ, họ đã viết lên đó một chứ “Wow” biểu thị sự kinh ngạc. Từ đó âm thanh này được đặt tên là “The Wow”. Các nhà khoa học cũng xác định nguồn gốc phát ra âm thanh này có thể nằm ở chòm sao Nhân Mã.
Tấm ảnh trên là lời lý giải cho cái tên của âm thanh này. ^^
Theo các nhà khoa học, nguồn phát ra "The Wow" có thể nằm trong khoảng 2 vạch màu đỏ.
Một bản nghiên cứu chi tiết hơn về nơi phát ra "The Wow"
Kể từ khi phát hiện ra loại âm thanh này, các nhà khoa học ở khắp nơi đã cố gắng định vị và thu lại nó. Vào năm 1987 và1989, Robert Gray META tại Đài thiên văn Oak Ridge nhưng không tìm kiếm được chút thông tin nào về "The Wow". Năm 1995 và1996, Gray lại một lần nữa tìm kiếm "The Wow" bằng một thiết bị mạnh hơn Big Ear nhiều lần, nhưng “The Wow” hoàn toàn không “tái xuất”, và cho đến giờ cũng vậy . Với lý do đó, rất nhiều người đã tin rằng âm thanh này đến từ một vật thể lạ ngoài Trái Đất, hoặc hơn thế nữa là từ một “loài sinh vật sống” nào đó ngoài vũ trụ. Tuy nhiên giả thuyết này đã bị bác bỏ vì không đủ bằng chứng thuyết phục.
Thật đáng tiếc, bởi chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên cũng không có ai ghi âm lại được "The Wow" cả .
Vũ trụ quả thật còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết cũng như chưa đủ khả năng tìm hiểu được nguồn gốc của chúng. Còn các bạn thì sao, các bạn có tự đưa ra bất kì giả thuyết nào của riêng mình sau khi đọc series này không? Hãy cùng chia sẻ nhé! ^^
Ấy vậy mà, huyền thoại đó đang sống lại trên dòng sông Baleh ở Borneo (Malaysia), hòn đảo lớn thứ 3 thế giới thuộc Đông Nam Á.
Người dân địa phương tin rằng sinh vật huyền bí này đã trở lại sau khi bức ảnh chụp hình một con rắn khổng lồ đang bơi dọc cửa sông được công bố. Bức hình do một thành viên trong nhóm kiểm soát thảm họa thiên nhiên chụp từ trên trực thăng, hiện đang dấy lên nhiều sự tranh cãi đáng chú ý. Nhiều người cho rằng loài rắn khổng lồ huyền thoại đã trở lại, một số người khác không tin giả thuyết trên mà tin rằng đây chỉ là một trò đùa của công nghệ.
Bức hình chụp trên dòng sông Baleh
Các chuyên gia ảnh bác bỏ hoàn toàn sự khẳng định trên. Bằng chứng mà họ đưa ra là màu nước của sông Baleh trên thực tế khác hoàn toàn so với màu nước trong bức ảnh. Và họ khẳng định đây chỉ là một trò lừa đảo bằng công nghệ chỉnh sửa ảnh hiện đại.
Thêm một bức hình nữa xuất hiện. Rắn khổng lồ có thực sự không chỉ là huyền thoại?
Theo bảng xếp hạng top 100 thương hiệu mạnh nhất toàn cầu mới do Công ty tư vấn - nghiên cứu thị trường Millward Brown Optimor và tạp chí Financial Times công bố, Microsoft xếp hàng thứ 2, nhưng thương hiệu này chỉ khoảng 76,2 tỉ USD.
Lần đầu tiên hãng sản xuất nước ngọt hàng đầu thế giới Coca-Cola lên vị trí thứ 3 với trị giá thương hiệu ước tính 67,6 tỉ USD.
Bất kể bối cảnh u ám của nền kinh tế thế giới, giá trị thương hiệu của top 100 tên tuổi lớn nhất trên thế giới vẫn tăng lên 2% so với năm ngoái, đạt 2 nghìn tỉ USD - mức tăng trưởng biên là 1,7%.
Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, thương hiệu Google đã vượt ngưỡng 100 tỉ USD và dẫn đầu thế giới. Ngày càng nhiều người dùng sở hữu iPhone và BlackBerry nên nhu cầu dịch vụ dữ liệu tăng mạnh, đó là lí do vì sao lần đầu tiên Vodafone gia nhập vào danh sách top 10, tăng 45% giá trị thương hiệu trong năm qua.
Để đánh giá một thương hiệu nào đó, các nhà phân tích dựa vào 3 yếu tố: lợi nhuận doanh nghiệp nhờ vào thương hiệu, số lợi nhuận được xem là chỉ nhờ vào thương hiệu và các thương hiệu phụ - nguồn lợi nhuận tiềm năng.
Đáng ngạc nhiên là mức tăng trưởng của Google chỉ nhờ hầu hết vào một sản phẩm duy nhất là công cụ tìm kiếm trứ danh, hoàn toàn khác với những “ông lớn” trong ngành công nghệ.
Em đà ngấm ngáp như mang cá mè
Anh ơi! Anh đợi tôi cùng
Tôi còn đốt mã cho chồng tôi đây
Ai ơi! Chơi lấy kẻo chầy
Xem hoa bốn mắt đi giày ba chân
Gái đâu là gái lạ đời
Chơi còn chỉ thiếu ông trời không chim
Giường rộng thì ghé lưng vào
Nghìn năm ai có tơ hào với ai
Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường
Lẳng lơ cũng chẳng có mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để dành
Chính chuyên lấy được chín chồng
Vê viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
Chơi cho thủng trống long bồng,
Rồi ra ta sẽ lấy ông chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống long chiêng
Rồi ra ta sẽ lập nghiêm lấy chồng
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu vụng dấu thầm
Họp chợ trên bụng đến trăm con người
Có chồng càng dễ chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai
Có chồng thì mặc có chồng
Còn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau
Đánh tôi thì tôi đau đòn
Tính tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu
Tính quen chừa có được đâu
Lệ làng, làng bắt mấy trâu mặc làng.
Hỡi cô mặc yếm qua tầm
Chồng cô đi lính cô nằm với ai
Cô nằm cô đẻ bé trai
Chồng về chồng hỏi con ai thế này
Con tôi đi kiếm về đây
Có cho nó gọi bằng thầy thì cho.
HAHAHA
AI? Ở ĐÂU?
- ...Nhưng cũng không kém phần cá tính (1)
- 1 câu chuyện cảm động (1)
- 1 TUẦN DÀNH CHO CLIP (1)
- 1. Bắp Ngô 2.Đôi Mắt 3.Ăn Mía 4.Điếu cày 5.Cối xay 6.Ấm chén (1)
- 2 cha con tuyệt vời (1)
- Cảm động như một chuyện tình cảm động (1)
- http://static.timnhanh.com/invite/tet/ (1)
- Lãng mạn 1 tình yêu tình cờ-mình thích rứa (1)
- LƯƠNG BÍCH HỮU (1)
- Quang Vinh™ (1)