Trên con đường đi tìm hiểu về thế giới của ống kính, em bỗng dừng lại ở ống kính M42. Có một bài viết tương đối đầy đủ về ống kính M42, xin chia sẻ cùng các bác.

Vào những năm đầu 1949, và sau đó trong suốt những năm 60 và 70, một số lượng lớn những nhà sản xuất xuất máy ảnh sử dụng một hệ thống ống kính có ren xoay, thông dụng được gọi là M42. Một công ty Đông Đức, KW, là nhà sản xuất đầu tiên của những ống kính ren xoay M42 này. Công ty này sau đó liên kết với một loạt các công ty khác tạo nên Pentacon. Practika năm 1949 là chiếc máy ảnh đầu tiên sử dụng hệ thống ống kính M42. Loại ren M42 cũng được biết đến dưới cái tên ren P, theo cách gọi chủa Practika. Asahi Pentax sau đó cũng tham gia vào loại sản phẩm này, và sớm theo người Nga bằng sản phẩm Zenits cũng những người Nhật với sản phẩm Yashica và Ricoh.

Hình ảnh

Những chiếc ống kính này rất thông dụng, và có thêm những nhà sản xuất máy ảnh, những nhà sản xuất thứ 3 như Vivitar, Sigma and Tamron sản xuất rất nhiều loại ống kính M42.

Tất nhiên Pentax có rất nhiều loại ống kính M42, và dó đó, những sản phẩm Takumars, Super Takumars và SMC Takumars xuất hiện. Những ống kính hoàn hảo với với chất lượng tốt được tìm thấy trong những ống kính hiện đại hiện nay, những loại khác bao gồm East German (GDR) Carl Zeiss Jenas, Pentacons, Porst, Enna Ennalyt và ống kính Meyer Gorlitz. Nước Nga cũng có những sản phẩm như Jupiters, Volnas, Helios's, Industars and Zenitars. Người Nga được biết tới về khả năng quang học tuyệt vời, và sản xuất những ống kính với giá cực kỳ tốt. Và người người Nhật có những sản phẩm Mamiya Sekor, Yashinon và ống kính Chinon.
Vậy tại sao lại chọn ống kính M42

Ngày nay, điều tuyệt vời nhất từ những ống kính này, là chúng hầu hết đều là loại primes (tạm dịch là ống kính một khẩu tiêu cự cố định, đúng không nhỉ???) và có đủ các tiêu cự từ 20mm cho đến 1000mm, trong khoảng đó có rất nhiều tiêu cự khác nhau. Prime luôn đem lại kết quả ảnh rất tốt, rõ ràng và tốt hơn rất nhiều các sản phẩm có tiêu cự zoom khác như 70-300 hay 24-70.

Chất lượng quang học cũng tuyệt vời, và chúng thực sự có ảnh sắc nét từ góc này tới khác, và sắc màu cũng rất tốt.

Và tất nhiên, giá. Tất cả các ống kính 2nd M42, trừ những ống mua từ những nguồn đáng tin cậy, ống kính có thể mua được với chất lượng tốt chỉ đáng giá một phần rất nhỏ của ống prime. Điều ngạc nhiên mọi người thấy rằng là hiện nay còn có một số ống kính vẫn còn nguyên case với đủ cả nắp trước sau. Chúng tôi có một số ống kính khoảng 30-40 tuổi nhưng trông vẫn như mới.

Một loạt các linh kiện của M42 có từ: Nối chụp macro cho đến ống nối hay ống kính macro.

Cũng có một loạt ống kính loại trung có thể sử dụng được cho những máy ảnh DSLR đời mới, bằng cách sử dụng adapter Pentacon 6 đến M42. Những loại thông dụng là Carl Zeiss Biometars, Pentacon, Arsat và Vega lenses. Chúng có giá hơi đắt hơn một chút so với ống kính M42 thông thường nhưng chúng có chất lượng rất cao.
Tại sao máy ảnh của tôi lại sử dụng những ống kính này

Những ống kính này chỉ có thể sử dụng được trên những máy ảnh DSLR có ống kính rời, và không phải là loại máy ống kính liền. Adapter của ống M42 có cho những loại máy ảnh như Canon EOS cameras, The Pentax *iST D series, Minolta MD và AF, Olympus 4/3rds cũng như cho Nikon. Đối với hãng Sigma, adapter M42 là loại Pentax K to M42, rất gần những không phải đúng tuyệt đối. Có một loại adapter M42 là Japanese CSSM42 rành riền cho Sigma, nhưng rất đắt. Nhưng bù lại thì nó hoàn toàn thích hợp và có sẵn những những mép có chân khẩu độ.

Mặc dù không sản xuất cho Canons, Minoltas, Olympus, Pentax's and Sigmas, nhưng ống kính M42 không thể lấy nét ở vô cực đối với máy ảnh Nikon nếu dùng adapter bình thường. Khoảng cách (từ sense đến lens) của máy ảnh Nikon khác với khoảng cách chuẩn, do đó ống kính không đủ độ sâu cần thiết khi gắn vào thân máy Nikon để có thể lấy nét ở vô cực. Có một loại adapter chuyên biệt của Nikon có thể khắc phục hiện tượng này. Đối với Sigma cũng có lỗi này, ống kính sẽ chạm vào tấm bảo vệ bụi trong khi lấy nét ở vô cực.

Một vài ống M42 có những chân khẩu độ ở phía sau của ông, và điểm mấu thò ra. Cái này có thể dễ dàng xử lý hoặc bằng cách gắn lại bằng keo hoặc cắt bỏ bằng cách tháo bỏ ở mặt sau (rất dễ và đơn giản). Một vài ống Pentax có mấu bằng nhựa rất dễ bỏ đi bằng cách tháo vỏ nhựa sau và bỏ ra.

Ưu và nhược:

Hiển nhiên, ưu điểm đó là những ống kính tốt và chất lượng ảnh cao có giá chỉ bằng một phần tỷ lệ với chi phí của ống kính prime mới. Và khi có thêm sự lựa chọn: M42 prime cũng có góc rộng. Đối với hầu hết người sử dụng DSLR, máy ảnh với tỷ lệ cắt (tỷ lệ sense so với fullframe) là 1,5 hay 1,6 hay 1,7x thì những ống kính prime mới hiện nay rất nhỏ và giới hạn; thực tế là thảm hại, nếu nói cho cùng.

Nhược là lấy nét bằng tay, nhưng hầu hết những nhà nhiếp ảnh đều muốn thế. Thậm chí là đối với những ống kính hiện đại tự động, lấy nét bằng tay làm việc tốt hơn, và lấy nét chính xác hơn, trừ những người mắt có vấn đề L. Nhược khác nữa là vấn đề của ren xoay, làm mất thời gian thay ống kính. Lý tưởng là lắp cho tất cả adapter cho các len M42, và khi đó thì thời gian thay ống kính sẽ nhanh như những ống kính hiện đại. Tuy nhiên việc này thì hơi tốn kém, dựa vào số lượng ống mà bạn sở hữu. Nhưng đến cuối ngày, kể cả khi ai đó có đầu tư nhiều như thế này, thì số tiền bỏ ra vẫn rất ít hơn so với giá một ống prime mới.

Tất nhiên, không có đo khoảng cách. Nhưng nếu bạn là một nhà nhiếp ảnh thực thụ, đây sẽ không phải là vấn đề khi bạn biết làm thế nào để xác định độ mở, tốc độ chụp nào nên sử dụng dưới những điều kiện ánh sáng khác nhau. Hầu hết tay chuyên nghiệp trong những vấn đề đối với hệ thống đo khoảng cách vẫn sử dụng bằng đo sang. Chúng tôi sử dụng hệ thống đo sang cho tất cả các trường hợp, và không bao giờ lo lắng về hệ thống đo khoảng cách của máy ảnh. Tất nhiên bạn có thể sử dụng những chức năng bằng tay của máy ảnh, định ra khẩu độ nào sẽ được dùng, và vẫn sẽ đo khoảng cách để có thể đưa ra tốc độ thích hợp cho bạn.

(Nguồn: جن متن ود blog)

Hình ảnh

(Nguồn: http://forum.mflenses.com)

Như vậy với DSLR của Olympus có thể chụp được hầu hết với các len manual focus :o
M42 tương thích hầu hết các DSLR trừ Nikon và Fuji... :wink:

Hình ảnh
_________________




This entry was posted on 9/14/2009 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?