Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu ,người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ . Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa .

Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn.

Tuy nhiên, vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt cá và nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ.

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì tránh né chúng, hãy nhảy vào cuộc và đôi mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy sắp xếp lại, kết lại thành một khối, huy động tối đa các nguồn lực và không chịu đầu hàng.

Nếu ta đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Nếu ta đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân, của gia đình, hãy chuyển hướng sang nhóm của ta, cho xã hội và cho loài người.

Đừng tạo thành công rồi dừng lại và ru mình trong đó.

Ta có một nội lực, kỹ năng và hoàn toàn có khả năng để tạo nên điều khác biệt. Hãy thả cá mập vào bể nước của ta và xem ta có thể bơi xa đến đâu!



This entry was posted on 10/22/2008 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 nhận xét:

HAHAHA

AI? Ở ĐÂU?